Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT GDCD 11 (ngắn nhất) > GDCD 11 Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa - Giải BT GDCD 11 (ngắn nhất)

GDCD 11 Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa - Giải BT GDCD 11 (ngắn nhất)

Bài 1 trang 109 GDCD 11: Nêu nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. Hãy nêu một hoạt động nhằm thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo mà em biết hoặc tham gia.

Hướng dẫn giải:

- Nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay:

+ Nâng cao dân trí,

+ Đào tạo nhân lực

+ Bồi dưỡng nhân tài.

- VD: Hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn như miễn, giảm học phí cho con em thương, liệt sĩ, cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ con em vùng sâu vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số được đến trường,...

Bài 2 trang 109 GDCD 11: Trình bày phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo.

Hướng dẫn giải:

Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

- Mở rộng quy mô giáo dục từ mầm non đến giáo dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

- Ưu tiên đầu tư cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường.

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.

- Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

Bài 3 trang 109 GDCD 11: Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến khoa học – kĩ thuật mà em biết.

Hướng dẫn giải:

- Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ:

+ Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra;

+ Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;

+ Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân;

+ Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

- Ví dụ: Áp dụng KHKT trong nông nghiệp dùng máy cày, máy cấy, máy gặt thay cho sức lao động của con người. Các sáng kiến tái chế rác thải làm đồ cùng gia đình; công nghệ trồng nấm cao cấp, trồng rau trong mô hình nhà kính...

Bài 4 trang 109 GDCD 11: Những phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ là gì?

Hướng dẫn giải:

- Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận.

- Tạo thị trường cho khoa học công nghệ; thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hoàn thiện cơ sở pháp lí và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, trọng dụng nhân tài.

- Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ, tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng.

- Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.

Bài 5 trang 109 GDCD 11: Nhiệm vụ của văn hóa là gì? Em hiểu như thế nào là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?

Hướng dẫn giải:

- Nhiệm vụ của văn hóa là: xây dựng nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.

- Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ xã hội theo lí tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc, bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Bài 6 trang 109 GDCD 11: Trình bày phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Em hãy nêu một ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em?

Hướng dẫn giải:

Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

- Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc. Đồng thời coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.

- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.

Ví dụ:

- Vào những ngày lễ hội, địa phương em vẫn giữ gìn các nghi lễ truyền thống, hát quan họ giao duyên,...

- Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày quốc giỗ của dân tộc ta.

- Trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Bài 7 trang 109 GDCD 11: Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với các chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa?

Hướng dẫn giải:

Trách nhiệm đối với các chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa:

- Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.

- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Bài 8 trang 109 GDCD 11: Em hãy sưu tầm một số câu nói, câu thơ hoặc ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học và những nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt Nam.

Hướng dẫn giải:

- “Tiên học lễ - hậu học văn”

- “Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

- Trên kính, dưới nhường

- “ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

- “Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông cạn biển đâu sóng còn”

- “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

- “Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”