Trang chủ > Lớp 9 > Giải BT Địa Lí 9 > Bài 44: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương - trang 151 sgk Địa Lí 9

Bài 44: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương - trang 151 sgk Địa Lí 9

Bài 1 trang 151 sgk Địa Lí 9

Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.
Hướng dẫn giải:
* Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu và thủy văn:
- Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu:
+) Khí hậụ có 2 mùa: mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Lượng bức xạ mặt trời nhận được lớn, nhiệt độ cao.
+) Phần địa hình ở Hà Tây cũ hình thành các tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng.
+) Sự khác biệt về thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương trong địa bàn thành phố không lớn.
- Địa hình ảnh hưởng đến sông ngòi:
+) Địa hình tương đối bằng phẳng đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.
+) Sông có hướng Tây Bắc – Đông Nam, độ dốc lòng sông không lớn lắm.
+) Chế độ nước vào mùa lũ tập trung đổ dồn về nơi có địa hình thấp, đặc điểm lũ lên nhanh xuống nhanh.
* Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi:
- Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nước, chế độ nước của sông.
- Lượng mưa khá lớn, lưu lượng nước tương đối dồi dào.
- Chế độ nước phụ thuộc vào lượng mưa, chia làm 2 mùa rõ rệt:
+) Mùa lũ từ tháng 5,6 – 10 lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt.
+) Mùa cạn từ tháng 11 – tháng 4 dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm, gây ra hiện tượng thiếu nước.
* Ảnh hưởng của địa hình và khí hậu đến thổ nhưỡng:
- Địa hình và khí hậu tác động đến sự hình thành các loại thổ nhưỡng: Đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu, đất đồi núi.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng ẩm mưa nhiều cùng với địa hình có sự phân hóa làm cho đất đai bị xói mòn, xâm thực ở đồi núi và bồi tụ cho đồng bằng. Đất ở đồng bằng được phù sa bồi đắp màu mỡ, ở đồi núi nhiều nơi bạc màu.
* Ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng đến sự phân bố thực vật, động vật:
+) Ở vùng đồi núi hình thành vườn quốc gia lưu trữ các loài sinh vật quý hiếm như vườn quốc gia Ba Vì.
+) Khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng giúp đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và mùa vụ, cây rau vụ đông và cây ăn quả, cây công nghiệp.

Bài 2 trang 151:

Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. Phân tích sự biến động trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

Hướng dẫn giải:
Ta có bảng số liệu (TP. Hà Nội)

NĂM

2009

2010

2011

2012

2013

Nông ngiệp – lâm – ngư nghiệp

6.2

5.8

5.9

5.6

5.36

Công nghiệp – xây dựng

41.5

41.8

51.7

51.7

51.56

Dịch vụ

52.3

25.4

52.3

52.6

53.80

Vẽ biểu đồ như sau:

Phân tích sự biến động:
- Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ ta thấy cơ cấu các ngành kinh tế theo GDP của Hà Nội có sự biến động qua các năm như sau:
+ Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP và tăng liên tục qua các năm, tăng từ 52,3% (2009) lên 53,8% (2013) tăng 1,5%.
+ Ngành công nghiệp – xây dựng có tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu và có sự biến động qua các năm. Thời kì 2009 – 2010 tăng từ 41,5% lên 41,8%, sau đó từ 2010 – 2013 lại có xu hướng giảm từ 41,8% xuống 41,56%, giảm 0,24%.
+ Ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu có xu hướng giảm từ 6,2% (2009) xuống 5,36% (2013), giảm 0,84%.
+ Cơ cấu kinh tế Hà Nội chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với tốc độ tăng liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội đang hình thành một hình thái với chất lượng cao hơn, cơ cấu ngành chuyển biến khá nhanh theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó dịch vụ đóng vai trò chủ đạo.