Trang chủ > Lớp 9 > Giải BT Địa Lí 9 > Bài 41: Địa lí tỉnh thành phố - trang 147 sgk Địa Lí 9

Bài 41: Địa lí tỉnh thành phố - trang 147 sgk Địa Lí 9

Bài 1 trang 147 sgk Địa Lí 9

Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (thành phố)

Hướng dẫn giải:

Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (thành phố)

– Đặc điểm thời tiết khí hậu ổn định hay thất thường ⟶ có tác động thuận lợi hoặc khó khăn đối với các hoạt động kinh tế – xã hội của tỉnh (thành phố).

– Nằm gần hay xa nguồn nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ.

– Nằm trong khu vực giao thông phát triển, giáp biển dễ dàng giao lưu với các khu vực xung quanh và nước ngoài, hoặc có thể là cầu nối, là cửa ngõ kinh tế của các tỉnh tiếp giáp.

Ngược lại vị trí nằm ở nơi xa xôi, đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn, không giáp biển khó khăn trong giao lưu kinh tế – xã hội.

– Tiếp giáp biển: Thuận lợi trong phát triển kinh tế mở, các ngành kinh tế biển (giao thông, du lịch, thủy sản, khai thác khoáng sản biển).

Ví dụ: TP. Hồ Chí Minh

– Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm bên sông Sài Gòn. Thành phố tiếp giáp với các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang

– Với vị trí địa lý như vậy có ý nghĩa:

+ Nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, và là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.

+ Đầu mối giao thông nối các tỉnh với các vùng, là cửa ngõ quốc tế.

+ Là trung tâm văn hóa kinh tế, du lịch lớn của cả nước.

Bài 2 trang 147

Theo em, thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tê - xã hội của tỉnh (thành phố).

Hướng dẫn giải:

Theo em, điều kiện tự nhiên là cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (thành phố). Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi thành phần đều có vai trò và tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở những khía cạnh khác nhau.

Bài 3 trang 147 sgk Địa Lí 9

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của tỉnh (thành phố). Nêu nhận xét về hiện trạng sử dụng đất

Hướng dẫn giải:

Ví dụ: TP. Hồ Chí Minh

Bảng số liệu: cơ cấu sử dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015

Loại đất

Tỉ lệ (%) (100%)

Đất nông nghiệp

32.4

Đất lâm nghiệp

15.9

Đất chuyên dung

16.5

Đất ở

13.3


Ta có biểu đồ như sau:

Nhận xét:
Về cơ cấu sử dụng đất, trong tổng số 209,5 nghìn ha đất tự nhiên của thành phố thì diện tích đất đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất chiếm 32,4% tổng diện tích đất. Sau đó lần lượt là đất chuyên dùng chiếm 16,5%, đất lâm nghiệp chiếm 15,9% và đất ở chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là 13,3%.
=> Cho thấy thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế phát triển mạnh, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp lớn mạnh, thành phố đã và đang khai thác có hiệu quả diện tích đất cho phát triển kinh tế.