Trang chủ > Lớp 9 > Giải BT Địa Lí 9 > Bài 2: Dân số và gia tăng dân số - trang 7 sgk Địa Lí 9

Bài 2: Dân số và gia tăng dân số - trang 7 sgk Địa Lí 9

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 2

Câu hỏi trang 7 sgk Địa Lí 9:
- Quan sát hình 2.1 (SGK trang 7), nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?

Hướng dẫn giải:

Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta như sau:

- Từ 1954 đến 2003, dân số nước ta tăng nhanh liên tục.

- Tỉ lệ gia tăng dân số có sự thay đổi qua từng giai đoạn:

+ Giai đoạn 1954 – 1960 dân số tăng rất nhanh là do có những tiến bộ về y tế, đời sống nhân dân được cải thiện làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm;

+ Giai đoạn 1976 - 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng là vì 2 nguyên nhân chính sau:

+ Dân số nước ta đông

+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.

Câu hỏi trang 8 sgk Địa Lí 9:

- Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta?

Hướng dẫn giải:

- Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả sau: Gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường tài nguyên.

+ Sự gia tăng dân số quá nhanh là ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, nền kinh tế khó có thể phát triển được.

+ Sự gia tăng dân số và gia tăng sức mua đòi hỏi phải đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu của nhân dân, làm cho nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức như: đất, rừng, nước,...

+ Khi dân số tăng nhanh, các dịch vụ y tế, giáo dục khó nâng cao được chất lượng. Gia tăng dân số nhanh làm tăng nhanh nguồn lao động, vượt quá khả năng thu hút của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp; thiếu việc làm. Các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà tăng lên.

- Những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta:

+ Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

+ Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

+ Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

Câu hỏi trang 8 sgk Địa Lí 9:

- Dựa vào bảng 2.1 (SGK trang 8), hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước.

Hướng dẫn giải:

- Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất: Tây Bắc (2,19%)

- Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất: Đồng bằng sông Hồng (1,11%)

- Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước: Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Câu hỏi trang 9 sgk Địa Lí 9:

- Dựa vào bảng 2.2, hây nhận xét:

- Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 - 1999.

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 - 1999.

Hướng dẫn giải:

- Thời kì từ năm 1979 - 1999 có sự biến đổi như sau:

+ Tỉ lệ nữ lớn hơn tỉ lệ nam;

+ Tỉ lệ dân số nam nữ có sự thay đổi theo thời gian,

+ Tỉ lệ nam ngày càng tăng, tỉ lệ nữ ngày càng giảm.

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 - 1999 có sự biến đổi theo hướng: nhóm 0 – 14 giảm; nhóm tuổi 15 – 59 tăng; nhóm tuổi 60 trở lên tăng.

Bài 1 trang 10 sgk Địa Lí 9: Dựa vào hình 2.1 (SGK trang 7). Hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta.

Hướng dẫn giải:

- Số dân nước ta năm 2002 là 79,7 triệu người.

- Tình hình gia tăng dân số:

+ Từ 1954 - 2003, dân số tăng nhanh liên tục.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 - 1960; giai đoạn 1970 - 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tuy vậy, mỗi năm dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người.

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng: ở thành thị và các khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp hơn nhiều so với ở nông thôn, miền núi.

Bài 2 trang 10 sgk Địa Lí 9: Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tảng dân số và thay đổi cơ cấu dân số nước ta.

Hướng dẫn giải:

- Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:

+ Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

+ Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

+ Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

- Ý nghĩa của sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta:

+ Dân số nước ta hướng đến cơ cấu dân số không còn trẻ hóa.

+ Có nguồn lao động dồi dào, nguồn bổ sung lao động lớn (nếu được đào tạo tốt thì đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước).

+ Tỉ trọng dân số nhóm tuổi 0-14 cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số công dân tương lai này.

Bài 3 trang 10 sgk Địa Lí 9: Dựa vào bảng số liệu 2.3 (trang 10 SGK)

Bài 3 trang 10 sgk Địa Lí 9 ảnh 1

- Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét.

- Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 - 1999.

Hướng dẫn giải:

- Tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm:

Công thức tính:

Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất Sinh – Tỉ suất Tử = %

- Năm 1979 = 32,5 – 7,2 = 25,3 %o = 2,53 %

- Năm 1999 = 19,9 – 5,6 = 14,3 %o = 1,43 %

- Vẽ biểu đồ:

Bài 3 trang 10 sgk Địa Lí 9 ảnh 1

- Nhận xét:

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ngày càng giảm, từ 2,53% (Năm 1979) xuống còn 1,43% (năm 1999). Đây là kết quả lâu dài của quá trình nước ta thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế gia tăng dân số.