Bài 3: Đo thể tích chất lỏng (trang 12 SGK Vật Lý 6)
Bài C1 (trang 12 SGK Vật Lý 6): Tìm số thích hợp để điền vào các chỗ chấm dưới đây:
1m3 = (1)... dm3 = (2)... cm3
1m3 = (3)... lít = (4)... ml = (5)... cc.
Lời giải:
(1) - 1000 dm3.
(2) - 1000000 cm3.
(3) - 1000 lít.
(4) - 1000000 ml.
(5) - 1000000 cc.
Bài C2 (trang 12 SGK Vật Lý 6):
Quan sát hình 3.1 sau đó cho biết loại dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của các loại dụng cụ đó.
Lời giải:
Ca đong to có ĐCNN và GHĐ 1 lít là 0,5 lít.
Ca đong nhỏ có ĐCNN và GHĐ là 0,5 lít.
Can nhựa có ĐCNN là 1 lít và GHĐ là 5 lít.
Bài C3 (trang 12 SGK Vật Lý 6): Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể sử dụng loại dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng?
Lời giải:
Chai (hoặc lọ, bình... ) đã biết sẵn thể tích của chúng: chai sữa 1 lít, chai nước khoáng 1,5 lít, xô nước 10 ít, bơm tiêm, ống xilanh.
Bài C4 (trang 12 SGK Vật Lý 6): Trong phòng thí nghiệm người ta thường sử dụng bình chia độ để đo thể tích của chất lỏng. Hãy cho biết ĐCNN và GHĐ của từng bình chia độ trong SGK.
Lời giải:
Bình a: GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml.
Bình b: GHĐ 250ml và ĐCNN 50ml.
Bình c: GHĐ 300ml và ĐCNN 50ml.
Bài C5 (trang 13 SGK Vật Lý 6): Điền vào chỗ trống của câu dưới đây:
Các dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm có...
Lời giải:
Các dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm có bình bơm tiêm, chai, lọ,...
Bài C6 (trang 13 SGK Vật Lý 6): Ở hình 3.3, hãy cho biết cách đặt bình chia độ để được phép đo thể tích chính xác?
Lời giải:
Cách đặt b) đặt chính xác vì bình được đặt thẳng đứng.
Bài C7 (trang 13 SGK Vật Lý 6): Xem hình 3.4, hãy cho biết cách đặt mắt nào dưới đây cho phép đọc đúng thể tích cần đo?
Lời giải:
Cách b) là đặt mắt nhìn đúng vì mắt ngang với vạch chia độ.
Bài C8 (trang 13 SGK Vật Lý 6): Hãy đọc thể tích đo theo các vị trí mũi tên chỉ bên ngoài bình để chia độ ở hình 3.5. Rút ra kết luận.
Lời giải:
Hình a: 70 cm3.
Hình b: 50 cm3.
Hình c: 40 cm3.
Bài C9 (trang 13 SGK Vật Lý 6): Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
Khi đo thể tích chất lỏng bình chia độ cần:
- Ước lượng (1)... cần đo.
- Chọn loại bình chia độ có (2)... và có (3)... thích hợp.
- Đặt bình chia độ (4)...
- Đặt mắt nhìn (5)... với độ cao của mực chất lỏng trong bình,
- Đọc và ghi lại kết quả đo theo vạch chia (6)... với mực chất lỏng
Lời giải:
- Ước lượng thể tích cần đo
- Chọn loại bình chia độ có ĐCNN và có GHĐ thích hợp.
- Đặt bình chia độ loại thẳng đứng.
- Đặt mắt nhìn ngang tầm với độ cao mực chất lỏng trong bình.
- Đọc và ghi lại kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
Bài trước: Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo) (trang 9 SGK Vật Lý 6) Bài tiếp: Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước (trang 15 SGK Vật Lý 6)