Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Vật Lí 6 > Bài 29: Sự sôi (tiếp theo) (trang 87 SGK Vật Lý 6)

Bài 29: Sự sôi (tiếp theo) (trang 87 SGK Vật Lý 6)

Bài C1 (trang 87 SGK Vật Lý 6): Ở nhiệt độ nào những bọt khí ở đáy bình sẽ bắt đầu xuất hiện?

Lời giải:

Tuỳ thuộc vào loại nhiệt kế sử dụng trong thí nghiệm, nhiệt kế được dùng ở nhà trường có thể không được chính xác lắm.

Với thí nghiệm đã được làm ở bài 28, bắt đầu thấy xuất hiện những bọt khí ở đáy bình từ nhiệt độ 44oC.

Bài C2 (trang 87 SGK Vật Lý 6): Ở nhiệt độ nào bắt đầu xuất hiện các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước?

Lời giải:

Những bọt khí tách khỏi đáy bình và nổi lên mặt nước xuất hiện từ nhiệt độ 76oC.

Bài C3 (trang 87 SGK Vật Lý 6): Ở nhiệt độ nào sẽ xảy ra hiện tượng những bọt khí nổi lên mặt nước rồi vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều (nước sôi)?

Lời giải:

Bắt đầu từ nhiệt độ 99oC thì bắt đầu xảy ra hiện tượng những bọt khí nổi lên đến mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều hơn.

Bài C4 (trang 87 SGK Vật Lý 6): Trong khi nước đang sôi thì nhiệt độ của nước có tăng không?

Lời giải:

Trong khi nước đang sôi thì nhiệt độ của nước không tăng và vẫn là 100oC.

Bài C5 (trang 87 SGK Vật Lý 6): Trong cuộc tranh luận của An và Bình sau đây, cho biết ai đúng, ai sai?

An và Bình đang đun nước, Bình bỗng nhiên reo lên:

- A! Nước sôi rồi, hãy tắt lửa đi thôi!

An liền ngắt lời Bình:

- Nước sôi rồi nhưng cứ đun thêm tý nữa cho nó nước nóng già hơn.

Bình khẳng định:

- Nước đã sôi thì dù có đun mãi nó cũng không nóng hơn lên được đâu!

An cãi lại:

- Vô lí! Mình vẫn đun tiếp thì nước vẫn phải nóng thêm chứ!

Lời giải:

Trong cuộc tranh cãi giữa An và Bình thì Bình là người nói đúng

Vì khi đến nhiệt độ 100oC nước sẽ sôi và trong quá trình nước sôi thì nhiệt độ của nước không thay đổi.

Bài C6 (trang 87 SGK Vật Lý 6): Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào ô trống trong các câu dưới đây:

a) Nước sôi ở nhiệt độ (1)................ Nhiệt độ này được gọi là (2).................. của nước.

b) Trong suốt thời gian nước sôi, nhiệt độ của nước (3)................

c) Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian nước sôi, nước vừa bay hơi tạo ra những (4)............... vừa bay hơi trên (5)................

Những từ thích hợp để điền:

- 100oC, gần 100oC.

- thay đổi, không thay đổi.

- nhiệt độ sôi.

- bọt khí.

- mặt thoáng.

Lời giải:

- 1 - 100oC; 2 - nhiệt độ sôi.

- 3 - không thay đổi.

- 4 - bọt khí; 5 - mặt thoáng.

Bài C7 (trang 88 SGK Vật Lý 6): Tại sao người ta lại lựa chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ?

Lời giải:

Người ta chọn nhiệt độ sôi của nước đang sôi để làm 1 mốc chia độ bởi vì hơi nước sôi ở một nhiệt độ xác định là 100oC, và trong suốt quá trình sôi thì nhiệt độ của nước không thay đổi.

Bài C8 (trang 88 SGK Vật Lý 6): Tại sao khi đo nhiệt độ của hơi nước sôi người ta phải sử dụng loại nhiệt kế thủy ngân, mà không sử dụng nhiệt kế rượu?

Lời giải:

Để đo nhiệt độ của hơi nước thì người ta phải sử dụng loại nhiệt kế thủy ngân vì nó có GHĐ là 130oC > 100oC (nhiệt độ sôi của nước) và không nên sử dụng nhiệt kế rượu vì có GHĐ là 50oC < 100oC

Bài C9 (trang 88 SGK Vật Lý 6): Hình 29.1 vẽ đường thể hiện sự thay đổi nhiệt độ của nước khi được đun nóng. Các đoạn thẳng AB và BC của đường biểu diễn tương ứng với các quá trình nào?

Giải bài C9 trang 88 SGK Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6

Lời giải:

Đoạn thẳng AB tương ứng với thời gian đun là 10 phút, và biểu diễn quá trình tăng nhiệt độ của nước từ 0oC lên 100oC.

Đoạn thẳng BC biểu diễn quá trình sôi của nước (nước sôi ở nhiệt độ 100oC) và thời gian sôi là (20 - 10) = 10 phút.