Bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng (trang 36 SGK Vật Lý 6)
Bài C1 (trang 36 SGK Vật Lý 6): Hãy lựa chọn phương án để xác định khối lượng của chiếc cột sắt ở Ấn Độ:
a. Cưa chiếc cột sắt thành nhiều đoạn nhỏ sau đó đem cân từng đoạn một.
b. Tìm cách đo thể tích của chiếc cột sắt, xem nó bằng bao nhiêu mét khối? Biết khối lượng của 1m3 sắt nguyên chất thì ta sẽ tính được khối lượng của chiếc cột.
Để giúp các em có lựa chọn đúng, người ta cho biết số liệu dưới đây: sau khi đo chiều cao và chu vi của chiếc cột, người ta đã tính được được thể tích của chiếc cột sắt vào khoảng 0,9m3. Mặt khác người ta cũng đã cân và cho biết 1 dm3 sắt nguyên chất có khối lượng là 7,8kg. Em hãy xác định khối lượng của chiếc cột sắt đó.
Lời giải:
Chọn phương án đúng là B.
Theo giả thuyết, thể tích của chiếc cột sắt Ấn Độ là: V = 0,9m3 = 900dm3.
Vì 1dm3 sắt nguyên chất có khối lượng là 7,8kg do đó 900dm3 có khối lượng là:
m = 900.7,8 = 7020 kg = 7,02 tấn.
Vậy khối lượng của chiếc cột sắt Ấn Độ là 7,02 tấn.
Bài C2 (trang 37 SGK Vật Lý 6): Hãy tính khối lượng của 1 khối đá. Biết rằng khối đá đó có thể tích bằng 0,5 m3.
Tóm tắt
D = 2600 kg/m3
V = 0,5 m3
m =? kg
Lời giải:
Dựa vào bảng ta thấy rằng khối lượng riêng của đá bằng: D = 2600kg/m3.
vậy khối lượng của 0,5m3 khối đá là:
m = D. V = 2600.0,5 = 1300kg.
Đáp số m = 1300kg.
Bài C3 (trang 37 SGK Vật Lý 6): Hãy tìm các chữ thích hợp trong khung để điền vào công thức tính khối lượng riêng:
Lời giải:
Những chữ cần điền vào công thức trên là:
m = D x V.
Bài C4 (trang 37 SGK Vật Lý 6): Chọn từ ngữ thích hợp: thể tích (m3), trọng lượng riêng (N/m3), trọng lượng (N) để điền vào chỗ chấm:
Lời giải:
+ d là (1) trọng lượng riêng (N/m3).
+ P là (2) trọng lượng (N).
+ V là (3) thể tích (m3).
Bài C5 (trang 38 SGK Vật Lý 6): Hãy tìm cách để xác định trọng lượng riêng của 1 chất làm quả cân:
Dụng cụ gồm có:
- 1 quả cân 200g mà ta cần đo trọng lượng riêng của chất làm nên nó, có 1 sợi chỉ buộc vào quả cân.
- 1 bình chia độ có GHĐ 250cm3, miệng rộng để có thể cho lọt quả cân vào trong bình. Bình chứa có khoảng 100cm3 nước.
- 1 lực kế có GHĐ ít nhất 2,5N.
Lời giải:
Để xác định trọng lượng riêng của 1 chất làm nên quả cân ta cần thực hiện như dưới đây:
Bước 1: Thả quả cân vào cái bình chia độ có chứa sẵn V1 = 100cm3 nước. Giả sử như mực nước dâng lên đến vạch chia V2 = 120 cm3.
Khi đó thể tích của quả cân sẽ bằng: V = V2 – V1 = 120 – 100 = 20cm3 = 0,00002m3.
Bước 2: Treo quả cân vào lực kế ta sẽ xác định trọng lượng của quả cân bằng: P = 2N
(do P = 10. m = 10.0,2 = 2N)
Bước 3: Tính trọng lượng riêng của chất đã làm nên quả cân bằng công thức dưới đây:
Bài C6 (trang 38 SGK Vật Lý 6): Hãy tính trọng lượng và khối lượng của chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3.
Tóm tắt
Thể tích là: V = 40dm3 = 0,04m3
Khối lượng riêng là: D = 7800kg/m3
Khối lượng là: m =?
Trọng lượng là: P =?
Lời giải:
Tra bảng ta có thể tìm được khối lượng riêng của sắt bằng: D = 7800kg/m3.
Khối lượng của chiếc dầm sắt là:
Từ công thức: --> m = D. V = 7800.0,04 = 312 (kg)
Chiếc dầm sắt có trọng lượng là:
P = 10. m = 10.312 = 3120 (N)
Đáp số: 312kg; 3120N.
Bài C7 (trang 38 SGK Vật Lý 6): Mỗi nhóm học sinh hòa 0,5l nước với 50g muối ăn rồi đo khối lượng riêng của nước muối đó.
Lời giải:
Tra bảng khối lượng riêng, ta sẽ tìm được khối lượng riêng của nước là:
Dn = 1000kg/m3.
Ta có: khối lượng muối ăn là: m1 = 50g = 0,05kg
Thể tích của nước là: Vn = 0,5l = 0,5dm3 = 0,0005m3.
Khối lượng của nước bằng: mn = Dn.Vn = 1000.0,0005 = 0,5kg.
Vì sự muối ăn hòa tan vào nước nên thể tích của nước muối sau khi hòa tan sẽ tăng lên không đáng kể. Vì vậy thể tích của nước muối vẫn được coi là: V = 0,5l.
Khối lượng của nước muối sau khi được hòa tan là: m = m1 + mn = 0,05 + 0,5 = 0,55kg
Khối lượng riêng của nước muối là:
Chọn