Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo) (trang 9 SGK Vật Lý 6)
Bài C1 (trang 9 SGK Vật Lý 6): Em hãy cho biết kết quả đo thực tế và độ dài ước lượng khác nhau là bao nhiêu?
Lời giải:
Tuỳ vào chiều dài của vật mà em muốn ước lượng để đo độ dài của vật cho tiện và chính xác.
Bài C2 (trang 9 SGK Vật Lý 6): Em đã lựa chọn loại dụng cụ đo nào? Vì sao?
Lời giải:
Dựa vào hình dạng và kích thước ước chừng của từng vật mà chọn loại dụng cụ đo thích hợp.
Ví dụ:
+ Sử dụng thước dây để đo chiều dài bàn học chỉ vì phải đi 1 hoặc 2 lần để tránh sai số.
+ Sử dụng thước kẻ đo bề dày SGK Vật lý lớp 6. Vì thước kẻ có ĐCNN 1mm nên kết quả đo cũng sẽ có độ chính xác cao hơn.
Bài C3 (trang 9 SGK Vật Lý 6): Em đặt thước đo như thế nào?
Lời giải:
+ Đặt thước đo dọc theo chiều dài vật cần đo.
+ Đặt vạch số 0 ngang bằng với 1 đầu của vật muốn đo.
Bài C4 (trang 9 SGK Vật Lý 6): Em đặt mắt nhìn như thế nào đế đọc được kết quả đo?
Lời giải:
Đặt mắt nhìn thẳng theo hướng vuông góc với cạnh của thước đo.
Bài C5 (trang 9 SGK Vật Lý 6): Nếu đầu cuối của vật cần đo không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào?
Lời giải:
Khi đầu cuối vật cần đo không ngang bằng với vạch chia của thước đo thì khi đọc và ghi kết quả thì sẽ lấy vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Bài C6 (trang 9 SGK Vật Lý 6): Hãy lựa chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ chấm trong các câu dưới đây:
Khi đo độ dài cần thiết:
a. Ước lượng (1) ……….. cần đo.
b. Chọn thước có (2)………. và có (3)….. thích hợp.
c. Đặt thước (4)……. độ dài cần đo sao cho 1 đầu của vật đó (5)... vạch (vẽ hình) số 0 của thước.
d. Đặt mắt nhìn theo hướng (6)……….. với cạnh thước 0 đầu kia của vật.
e. Đọc và ghi lại kết quả đo theo vạch chia (7)......... với đầu kia của vật.
Lời giải:
a. Ước lượng độ dài cần đo.
b. Chọn thước có ĐCNN và có GHĐ thích hợp.
c. Đặt thước dọc theo độ dài vật cần đo sao cho một đầu của vật trùng với vạch 0 của thước.
d. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
e. Đọc và ghi lại kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Bài C7 (trang 10 SGK Vật Lý 6): Trong các hình dưới đây, hình vẽ nào thể hiện cách đặt thước đúng để đo chiều dài của bút chì (H. 2.1).
a. Không đặt bút theo chiều dọc của bút chì.
b. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì nhưng 1 đầu không trùng với vạch số 0
c. Đặt thước dọc theo chiều dài của bút chì, vạch số 0 ngang bằng với 1 đầu của bút chì.
Lời giải:
Chọn hình (c), bởi vì vị trí đặt thước đúng cách để đo được chiều dài của chiếc bút chì.
Bài C8 (trang 10 SGK Vật Lý 6): Trong các hình dưới đây, hình nào vẽ vị trí đặt mắt đúng để đọc kết quả đo (H. 2.2)?
a. Đặt mắt nhìn theo hướng chếch sang phải.
b. Đặt mắt nhìn theo hướng chếch sang trái.
c. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại điểm đầu của vật.
Lời giải:
Chọn hình c) vì đã đặt thước đúng và vị trí đặt mắt cũng đúng để đọc kết quả.
Bài C9 (trang 10 SGK Vật Lý 6): Quan sát kĩ hình 2.3 và ghi kết quả đo tương ứng
a. l = (1).........
b. l = (2).........
c. l = (3)........
Lời giải:
a. (1): 7cm.
b. (2): gần bằng 7cm (khoảng 6,8cm).
c. (3): dài hơn 7cm (khoảng 7,4cm).
Vì thước đo trên có độ chia nhỏ nhất bằng 1cm, nên tất cả kết quả đo được ở trên đều có thể được ghi là 7cm.
Bài C10 (trang 11 SGK Vật Lý 6): Kinh nghiệm cho thấy độ dài của sải tay 1 người thường gần bằng chiều cao của người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó (H. 2.4).
Hãy kiểm tra kinh nghiệm đo như vậy có đúng không.
Lời giải:
Kết quả đo trong 2 trường hợp sẽ gần giống nhau, sai lệch vài cm.