Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Vật Lí 6 > Bài 14: Mặt phẳng nghiêng (trang 45 SGK Vật Lý 6)

Bài 14: Mặt phẳng nghiêng (trang 45 SGK Vật Lý 6)

Bài C1 (trang 45 SGK Vật Lý 6): - Đo trọng lượng của vật P = F1 sau đó ghi kết quả vào bảng 14.1

- Đo lực kéo vật F2 trên mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng khác nhau:

+ Lần 1: Sử dụng một tấm ván có độ dài ngắn nhất và làm thí nghiệm như ở trong hình 14.2. Dùng lực kéo vật lên từ từ dọc theo mặt của mặt phẳng nghiêng. Đọc và ghi số chỉ của lực kế vào trong bảng 14.1

Giải bài C1 trang 45 SGK Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6

+ Lần 2: Tìm cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Làm lặp lại thí nghiệm sau đó ghi tiếp số chỉ của lực kế vào bảng.

+ Lần 3: Tiếp tục làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Làm lặp lại thí nghiệm sau đó ghi tiếp số chỉ của lực kế vào bảng.

Lần đoMặt phẳng nghiêngTrọng lượng của vật: P = F1Cường độ của lực kéo vật F2
Lần 1Độ nghiêng lớnF1 = …NF2 = …N
Lần 2Độ nghiêng vừaF2 = …N
Lần 3Độ nghiêng nhỏF2 = …N

Lời giải:

Học sinh tự làm thí nghiệm sau đó viết kết quả thu được vào bảng.

Ví dụ kết quả thu được như dưới đây:

Lần đoMặt phẳng nghiêngTrọng lượng của vật: P = F1Cường độ của lực kéo vật F2
Lần 1Độ nghiêng lớnF1 = 5NF2 = 4,7N
Lần 2Độ nghiêng vừaF2 = 4,1N
Lần 3Độ nghiêng nhỏF2 = 3,4N


Bài C2 (trang 45 SGK Vật Lý 6): Trong thí nghiệm như trong hình 14.2 em đã làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng theo cách nào?

Giải bài C2 trang 45 SGK Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6

Lời giải:

Ta có thể làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng theo cách như dưới đây:

- Giảm độ cao ở phần đầu của mặt phẳng nghiêng đó

- Tăng thêm độ dài của mặt phảng nghiêng.

- Giảm độ cao đầu của mặt phẳng nghiêng đồng thời làm độ dài của mặt phẳng nghiêng tăng lên.

Bài C3 (trang 45 SGK Vật Lý 6): Nêu 2 ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng.

Lời giải:

- Người công nhân có thể sử dụng tấm ván để tạo ra mặt phẳng nghiêng để chuyển các thùng dầu nhớt nặng lên (xuống) xe một cách dễ dàng.

- Người Ai Cập đã biết cách đắp các con đường dốc để di chuyển các khối đá lớn lên cao trong quá trình xây dựng kim tự tháp

Bài C4 (trang 45 SGK Vật Lý 6): Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải thì càng dễ đi hơn?

Lời giải:

Do tính chất của mặt phẳng nghiêng "mặt phẳng càng ít nghiêng thì lực để kéo vật trên mặt phẳng đó cũng sẽ càng nhỏ" vậy nên đi lên dốc càng thoai thoải thì càng dễ dàng hơn

Bài C5 (trang 45 SGK Vật Lý 6): Ở hình 14.3 chú Bình đă dùng 1 lực bằng 500N để đưa 1 thùng phuy nặng 2000N từ mặt đất lên xe ôtô. Nếu dùng 1 tấm ván dài hơn thì chú Bình dùng lực nào sẽ có lợi hơn trong các lực dưới đây?

Giải bài C5 trang 45 SGK Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6

a) F = 2000N

b) F > 500N

c) F < 500N

d) F = 500N

Hãy giải thích câu trả lời em chọn.

Lời giải:

Nếu sử dụng tấm ván dài hơn tấm ván đã được sử dụng, chú Bình nên dùng một lực F < 500N để đưa thùng phuy có lực nặng 2000N từ mặt đất lên xe ôtô. Vì lúc đầu sử dụng tấm ván ngắn với lực 500N chú Bình đã đưa được vật lên xe. Nay dùng tấm ván dài hơn nên độ dốc cũng sẽ ít hơn độ dốc lúc đầu, do đó lực đẩy vật bây giờ cũng sẽ nhỏ hơn lực đẩy lúc ban đầu.