Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Vật Lí 6 > Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (trang 60 SGK Vật Lý 6)

Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (trang 60 SGK Vật Lý 6)

Bài C1 (trang 60 SGK Vật Lý 6): Hiện tượng gì sẽ xảy ra với mực nước màu trong ống thủy tinh khi ta đặt bình đó vào một chậu nước nóng? Giải thích?

Giải bài C1 trang 60 SGK Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6

Lời giải:

Mực nước màu trong ống thủy tinh sẽ dâng lên. Mực nước trong ống sẽ dâng lên vì khi nước trong bình được làm nóng thì nước sẽ nở ra khiến thể tích nước tăng lên.

Bài C2 (trang 60 SGK Vật Lý 6): Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì hiện tượng gì sẽ xảy ra với mực nước ở trong ống thủy tinh?

Hãy dự đoán sau đó làm thí nghiệm kiểm chứng.

Lời giải:

Mực nước trong ống thủy tinh sẽ hạ xuống vì nước lạnh đi nên co lại và thể tích cũng giảm.

Bài C3 (trang 60 SGK Vật Lý 6): Hãy quan sát hình 19.3 và mô tả thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của những chất lỏng khác nhau và đưa ra nhận xét.

Giải bài C3 trang 60 SGK Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6

Lời giải:

Khi nhiệt độ cùng tăng như nhau với 3 chất lỏng: dầu, rượu, nước thì rượu sẽ nở ra (thể tích tăng) nhiều nhất sau đó đến dầu, còn nước thì tăng thể tích rất ít.

Nhận xét: Các chất lỏng khác nhau sẽ có độ nở vì nhiệt khác nhau.

Bài C4 (trang 61 SGK Vật Lý 6): Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ chấm của các câu dưới đây:

a. Thể tích nước trong bình (1) ….. khi nóng lên, (2).... khi lạnh đi

b. Các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt (3)…..

Lời giải:

a. 1 - tăng, 2 - giảm

b. 3 - khác nhau.

Bài C5 (trang 61 SGK Vật Lý 6): Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ đầy ấm?

Lời giải:

Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm bởi vì do tính chất "chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn so với chất rắn" nên làm cho nước tràn ra ngoài khi nước bị nóng lên.

Bài C6 (trang 61 SGK Vật Lý 6): Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

Lời giải:

Người ta thường không đóng chai nước ngọt thật đầy là vì để tránh trường hợp: nhiệt độ ở nơi sản xuất thấp hơn nơi bảo quản nước ngọt sẽ khiến cho thể tích nước ngọt trong chai nở ra có thể khiến nút chai bị bung, khó bảo quản nước ngọt trong thời gian lâu.

Bài C7 (trang 61 SGK Vật Lý 6): Nếu trong thí nghiệm mô tả như trong hình 19.1, ta cắm 2 cái ống có tiết diện khác nhau vào 2 bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng 1 lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của 2 bình lên như nhau, mực chất lỏng trong 2 ống có dâng cao lên như nhau không? Vì sao?

Giải bài C7 trang 61 SGK Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6

Lời giải:

Từ thí nghiệm khi nhiệt độ tăng mực chất lỏng lên trong ống có tiết diện nhỏ thì sẽ dâng lên cao hơn vì: 2 bình chứa cùng loại và có cùng lượng chất lỏng giống nhau nên chúng nở vì nhiệt cũng như nhau khi nhiệt độ tăng lên, chất lỏng sẽ nở lên vì nhiệt dâng lên trong 2 ống có thể tích bằng nhau. Do đó, ống nào có tiết diện nhỏ hơn thì mực chất lỏng sẽ dâng lên cao hơn.

Lưu ý: Tiết diện ống chính là diện tích của mặt cắt vuông góc với trục của ống, tức là diện tích của miệng ống hoặc đáy ống. Đồng thời thể tích của ống trụ cũn bằng tích của chiều cao và tiết diện ống.