Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Vật Lí 6 > Bài 28: Sự sôi (trang 86 SGK Vật Lý 6)

Bài 28: Sự sôi (trang 86 SGK Vật Lý 6)

I. THÍ NGHIỆM VỀ SỰ SÔI

1. Tiến hành thí nghiệm.

Bố trí thí nghiệm như ở trong hình 28.1

- Đốt đèn cồn để đun nóng nước.

b) Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo các mốc thời gian, nững hiện tượng ra xảy trong lòng khối nước, trên mặt nước, sau đó ghi kết quả theo hướng dẫn SGK vào bảng 28.1.

+ Quan sát hiện tượng.

Ở trên mặt nướcỞ trong lòng nước

- Hiện tượng I:

Có một ít hơi nước bay lên.

- Hiện tượng II:

Mặt nước bắt đầu xáo động.

- Hiện tượng III:

Mặt nước bắt đầu xáo động mạnh và hơi nước bay lên rất nhiều.

- Hiện tượng A:

Những bọt khí nhỏ bắt đầu xuất hiện ở đáy bình.

- Hiện tượng B:

Những bọt khí nổi lên.

- Hiện tượng C:

Nước reo.

- Hiện tượng D:

Các bọt khí nổi lên càng ngày càng nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi đến mặt thoáng thì vỡ tung. Nước sôi sùng sục.

* Nhận xét: Bảng theo dõi diễn biến khi đun nước như trong thí nghiệm.

Bảng 28.1 Các hiện tượng xảy ra trong quá trình đun nước.

Thời gian theo dõiThời gian theo dõiHiện tượng trên mặt nướcHiện tượng trong lòng nước
040IA
144IA
250IA
356IA
464IA
571IA
676IIB
784IIB
889IIC
994IIC
1099IIC
11100IIID
12100IIID
13100IIID
14100IIID
15100IIID

* Kết luận: Sự sôi là sự bay hơi rất đặc biệt, xảy ra cả trên mặt thoáng lẫn trong lòng của chất lỏng.

2. Vẽ đường biểu diễn.

* Vẽ đường biểu diễn sự sôi của nước theo các mốc thời gian.

* Nhận xét:

+ Trong khoảng thời gian từ phút 0 đến phút 11 nhiệt độ của nước tăng dần, đồ thị biểu diễn là một đoạn thẳng nằm nghiêng.

+ Nước sôi vào phút thứ 12 ở nhiệt độ 100oC. Từ phút 12 đến phút 15 nước sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi, luôn giữ ở 100oC, đường biểu diễn là một đoạn thẳng nằm ngang.