Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng (trang 34 SGK Vật Lý 6)
Bài C1 (trang 34 SGK Vật Lý 6): Sử dụng từ thích hợp: lò xo, bảng chia độ, kim chỉ thị để điền vào chỗ trống của các câu dưới đây:
Lực kế có 1 chiếc (1)... 1 đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn 1 cái móc và 1 cái (2)...
Kim chỉ thị chạy trên mặt một (3)...
Lời giải:
Lực kế có 1 chiếc lò xo 1 đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn 1 cái móc và 1 cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt 1 bảng chia độ.
Bài C2 (trang 34 SGK Vật Lý 6): Hãy tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của lực kế ở nhóm em.
Lời giải:
Học sinh dựa vào lực kế của nhóm em có để trả lời câu hỏi về GHĐ và ĐCNN.
ĐCNN của lực kế là khoảng đo giữa hai vạch chia liên tiếp nhau trên lực kế.
GHĐ của lực kế là giá trị lực lớn nhất được ghi trên lực kế.
Bài C3 (trang 34 SGK Vật Lý 6): Sử dụng từ thích hợp: vạch 0, lực cần đo, phương để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
Thoạt tiên, cần phải điều chỉnh số 0, nghĩa là phải điều chỉnh làm sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng (1)... Cho (2)... tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ của lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm theo chiều dọc (3)... .của lực cần đo (xem 2 ảnh chụp ở đầu bài SGK).
Lời giải:
Thoạt tiên, cần phải điều chỉnh số 0, nghĩa là phải điều chỉnh làm sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng vạch 0. Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ của lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm theo theo chiều dọc phương của lực cần đo.
Bài C4 (trang 34 SGK Vật Lý 6): Hãy tìm cách đo trọng lượng của 1 quyển sách giáo khoa Vật lí 6. So sánh kết quả với từng bạn trong nhóm.
Lời giải:
Học sinh tự làm thực hành sau đó so sánh kết quả đo của các bạn trong nhóm.
Dùng lực kết để đo trọng lượng cuốn sách giáo khoa Vật lí 6 khoảng 14,5N.
Bài C5 (trang 34 SGK Vật Lý 6): Khi đo cần phải cầm lực kế ở tư thế thế nào? Vì sao phải cầm như vậy?
Lời giải:
Khi đo, cần phải cầm vào vỏ của lực kế và làm sao hướng lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì vậy lực cần đo là trọng lượng và có phương thẳng đứng.
Bài C6 (trang 34 SGK Vật Lý 6): Hãy tìm các con số thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
a. 1 quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng là (1)... N
b. 1 quả cân có khối lượng (2)... g thì có trọng lượng là 2N.
c. 1 túi đường có khối lượng 1 kg thì có trọng lượng là (3)...
Lời giải:
a. 1 quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng là (1) 1N.
b. 1 quả cân có khối lượng (2) 200g thì có trọng lượng là 2N.
c. 1 túi đường có khối lượng 1kg thì có trọng lượng là (3) 10N.
Bài C7 (trang 35 SGK Vật Lý 6): Hãy giải thích vì sao trên các "cân bỏ túi" bán ở ngoài phố người ta chia độ theo đơn vị kg chứ không chia độ theo đơn vị Niuton? Thực chất các cân bỏ túi là loại dụng cụ gì?
Lời giải:
Người ta không chia độ theo Niutơn mà chia độ theo kilôgam là vì trong cuộc sống người ta cần phải biết khối lượng của vật, nếu cần biết trọng lượng của vật người ta sử dụng hệ thức P = 10m đế xác định trọng lượng của vật. Thực chất "cân bỏ túi" là lực kế nhỏ.
Bài C8 (trang 35 SGK Vật Lý 6): Về nhà, hãy thử làm 1 lực kế, cần phải chia độ cho lực kế đó.
Lời giải:
Học sinh tự làm cho mình 1 lực kế.
Sau đó sử dụng 1 quả cân đã biết trước khối lượng để làm căn cứ chia độ cho lực kế.
Bài C9 (trang 35 SGK Vật Lý 6): Một chiếc xe tải có khối lượng là 3,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu Niutơn?
Tóm tắt
M = 3,2 tấn = 3200kg.
P =? (N)
Lời giải:
1 chiếc xe tải có khối lượng là 3,2 tấn = 3200kg sẽ có trọng lượng là:
P = 10m = 10 x 3200 = 32.000N.
Bài trước: Bài 9: Lực đàn hồi (trang 31 SGK Vật Lý 6) Bài tiếp: Bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng (trang 36 SGK Vật Lý 6)