Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Lịch sử 6 > Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (trang 58 sgk Lịch Sử 6)

Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (trang 58 sgk Lịch Sử 6)

(trang 58 sgk Lịch Sử 6): - Em đưa ra nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu?

Trả lời:

Nhà Lương đối với Giao Châu thực hiện chính sách cai trị vô cùng tàn bạo, lòng dân oán hận. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt chống lại ách áp bức đô hộ của nhà Lương.

(trang 59 sgk Lịch Sử 6): - Vì sao nhân dân và hào kiệt khắp nơi đều hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

Trả lời:

Nhân dân và hào kiệt khắp nơi đều đồng lòng hưởng ứng khởi nghĩa Lý Bí là vì: tất cả đều rất căm phẫn chính sách cai trị tàn bạo và ác độc của bọn đô hộ, khi có cơ hội là sẵn sàng nổi dậy chống lại.

(trang 60 sgk Lịch Sử 6): - Em có đưa ra nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa?

Trả lời:

Tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa là chiến đấu dũng cảm, kiên cường, bất khuất vì độc lập của dân tộc....

(trang 60 sgk Lịch Sử 6): - Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày các diễn biến chính trong cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

Trả lời:

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí đứng lên phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp mọi nơi đã kéo về tụ nghĩa... Sau chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã chiếm lại được hết các quận huyện. Tiêu Tư hoảng sợ phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

- Cuộc tấn công đàn áp của quân nhà Lương:

+ Lần thứ nhất: Tháng 4 năm 542, Lý Bí đã chủ động kéo quân lên khu vực phía Bắc và tiêu diệt quân Lương để giải phóng Hoàng Châu.

+ Lần thứ 2: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh quân giặc ở Hợp Phố, quân giặc đã bị đánh tan.

Bài 1: Tại sao khởi nghĩa Lý Bí đã giành được thắng lợi?

Đáp án:

Nhân dân vô cùng căm ghét bọn giặc đô hộ nên đã nhiệt tình hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, cùng với tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường và quyết tâm đánh đuổi quân đô hộ, giành lại độc lập dân tộc của nghĩa quân.

Bài 2: Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa?

Đáp án:

Sau chiến thắng của cuộc khởi nghĩa, mùa xuân năm 544, Lý Bí đã lên ngôi Hoàng đế, lấy tên nước là Vạn Xuân, đóng đô tại cửa sông Tô Lịch, lấy niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với 2 ban văn võ.

Bài 3: Em có suy nghĩ gì về việc lấy tên nước là Vạn Xuân?

Đáp án:

Từ "Vạn Xuân" đặt tên cho đất nước là để thể hiện lòng mong muốn một dân tộc trường tồn. Khẳng định ý chí và quyết tâm giành độc lập của dân tộc, mong muốn đất nước mãi mãi được yên vui, thanh bình, tươi đẹp như vạn mùa xuân.