Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (trang 53 sgk Lịch Sử 6)
(trang 53 sgk Lịch Sử 6): - Em hãy cho biết miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm các quận nào của Châu Giao?
Trả lời:
Miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm các quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam thuộc Châu Giao.
(trang 53 sgk Lịch Sử 6): - Vì sao nhà Hán lại tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang nước ta ở?
Trả lời:
Chúng thực hiện mọi cách để đạt được âm mưu là đồng hóa nhân dân ta.
(trang 53 sgk Lịch Sử 6): - Tại sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?
Trả lời:
Nhà Hán giữ độc quyền về sắt với mục đích:
- Kìm hãm sản xuất.
- Hạn chế các cuộc chống đối của người dân.
(trang 54 sgk Lịch Sử 6): - Em hãy cho biết các chi tiết nào đã chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển?
Trả lời:
Các chi tiết đã chứng tỏ nền công nghiệp Châu Giao vẫn phát triển là:
- Biết dùng trâu bò để lấy sức kéo.
- Biết đắp đê để phòng chống lũ lụt, làm thủy lợi.
- Biết trồng 2 vụ lúa 1 năm.
- Có đủ loại cây trồng, đặc biệt là trồng cam, biết sử dụng kĩ thuật "dùng côn trùng diệt côn trùng".
Bài 1: Trong các thế kỉ I – VI, chế độ cai trị của những triều đại phương Bắc đối với nước ta có điểm gì thay đổi?
Đáp án:Chế độ cai trị của những triều đại phong kiến phương Bắc vô cùng tàn bạo và nham hiểm: chúng thực hiện các chính sách nhằm "đồng hóa" dân ta:
- Thay đổi bộ máy cai trị tới chức huyện lệnh đều là của người Hán.
- Bắt dân ta học chữ Hán và xóa bỏ mọi phong tục tập quán của người Việt.
- Bắt dân ta phải tìm kiếm và cống nạp sản vật quí hiếm.
- Thực hiện các chính sách cướp đoạt, bắt dân ta phải nộp nhiều thứ thuế và làm các công việc lao dịch nặng nề.
- Chúng còn giữ độc quyền về sắt nhằm làm kìm hãm sự phát triển sản xuất của nhân dân ta...
Các việc làm đó đã chứng tỏ chế độ cai trị của những triều đại phong kiến phương Bắc trong các thế kỉ I – VI là vô cùng tàn bạo và nguy hiểm.
Bài 2: Các biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì này là gì?
Đáp án:- Biết dùng sức trâu bò để kéo cày.
- Biết đắp đê để phòng chống lũ lụt và làm thủy lợi.
- Biết trồng 2 vụ lúa trong 1 năm.
- Có đủ loại cây trồng, đặc biệt là trồng cam, biết sử dụng kĩ thuật "dùng côn trùng diệt côn trùng".
Bài 3: Hãy trình bày các biểu hiện về sự phát triển của thương nghiệp và thủ công nghiệp ở nước ta trong thời kì này.
Đáp án:- Nghề thủ công cổ truyền phát triển:
+ Nghề rèn sắt.
+ Nghề gốm đã có kỹ thuật tráng men, sản phẩm đồ gốm cũng ngày càng phong phú hơn, đám ứng được nhu cầu sinh hoạt và xây nhà.
+ Nghề dệt các loại vải bằng tơ.
- Thương nghiệp nước ta vào thời kì này cũng rất phát triển:
+ Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công cũng đã được đem trao đổi buôn bán ở các chợ làng.
+ Thương nhân nước ngoài có người Gia- va, Ấn Độ, Trung Quốc đến buôn bán ở Luy Lâu, Long Biên....
Bài trước: Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (trang 50 sgk Lịch Sử 6) Bài tiếp: Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) (trang 55 sgk Lịch Sử 6)