Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Lịch sử 6 > Bài 11: Những chuyển biến về xã hội (trang 33 sgk Lịch Sử 6)

Bài 11: Những chuyển biến về xã hội (trang 33 sgk Lịch Sử 6)

(trang 33 sgk Lịch Sử 6): - Em có nhận xét gì về việc đúc một số loại đồ dùng bằng đồng hay làm 1 bình bằng đất nung, so với việc làm 1 công cụ đá?

Trả lời:

- Công cụ bằng đá: ghè đẽo đá đơn giản hơn, mài đá theo hình dạng như mong muốn.

- Đồng không thể mài hay đẽo giống đá được, muốn có công cụ bằng đồng thì người ta phải làm khuôn đúc, lọc quặng, nung chảy đồng sau đó rót vào khuôn để tạo ra loại công cụ hay đồ dùng cần thiết.

- Để có được 1 chiếc bình đất nung, người ta cần phải tìm ra loại đất sét, sau đó phải nhào nặn và đưa vào nung ở nhiệt độ thích hợp cho khô cứng.

(trang 33 sgk Lịch Sử 6): - Em nghĩ gì về sự khác nhau giữa những ngôi mộ này?

Trả lời:

- Sự khác nhau giữa những ngôi mộ này là do trong xã hội thời đó đã có sự phân chia giàu nghèo.

- Mặc dù trong xã hội lúc đó mọi người đều đã bình đẳng nhưng có những người đứng đầu bản làng thường được chia phần thu hoạch nhiều hơn, khi sản xuất phát triển hơn và có lương thực dư thừa, những gia đình khác nhau cũng có thu nhập khác nhau. Lúc chết, người ta thường chôn theo của cải vị họ cho rằng có thể ở một thế giới bên kia người đó vẫn có thể tiếp tục sống và làm việc. Cho nên trong những ngôi mộ trên, có mộ không có của cải vì lúc sống họ có cuộc sống nghèo hèn, có ngôi mộ có công cụ và trang sức chôn theo vì lúc còn sống họ có cuộc sống người giàu có.

(trang 35 sgk Lịch Sử 6): - Theo em, các công cụ nào đã góp phần tạo nên bước biến chuyển trong xã hội?

Trả lời:

Các loại công cụ đã góp phần tạo nên bước chuyển biến lớn trong xã hội: công cụ bằng đồng thay thế hẳn cho các loại công cụ đá: lưỡi cày bằng đồng, có vũ khí đồng.

Bài 1: Em hãy điểm lại những chuyển biến chính về mặt xã hội

Đáp án:

- Sự phân trong công lao động đã được hình thành.

- Hàng loạt làng bản (chiềng, chạ) được hình thành.

- Các cụm giềng hình thành, chạ hay làng bản còn được gọi là bộ lạc.

- Chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ.

Bài 2: Hãy nêu các nét mới về tình hình kinh tế và xã hội của cư dân Lạc Việt.

Đáp án:

- Kinh tế:

+ Công cụ lao động sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều đã có sự phát triển hơn.

+ Đồ đồng gần như được thay thế cho đồ đá.

- Xã hội:

+ Sự phân công lao động đã được hình thành và sự xuất hiện của làng, bản, và bộ lạc.

+ Chế độ mẫu hệ cũng dần dần được thay thế bằng chế độ phụ hệ

+ Sự phân chia giàu – nghèo bắt đầu hình thành.

Bài 3: Hãy nêu các dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất ở thời văn hóa Đông Sơn.

Đáp án:

- Nền sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển hơn, trong sản xuất đã có sự phân công lao động.

- Các loại công cụ sản xuất cũng đã phát triển hơn trước: công cụ bằng đồng: lưỡi rìu, lưỡi cày, lưỡi giáo....