Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế (trang 31 sgk Lịch Sử 6)
(trang 31 sgk Lịch Sử 6): - Em có đưa ra nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ thời đó?
Trả lời:
So với các loại công cụ thời trước thì công cụ sản xuất thời kỳ này đã có những cải tiến:
- Hình dáng đã có sự cân xứng hơn.
- Kĩ thuật mài: các loại công cụ đã được mài nhẵn toàn bộ (trước đây chỉ mãi lưỡi).
- Kĩ thuật làm đồ gốm: đẹp hơn và có hoa văn hình chữ S – thể hiện tay nghề có trình độ cao của người thợ làm đồ gốm thời ấy.
(trang 32 sgk Lịch Sử 6): - Theo em, phát minh này có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Đã tạo ra nguyên liệu để làm công cụ, vật dụng mới cứng hơn, có thể thay thế cho đồ đá.
- Đúc được nhiều loại dụng cụ, công cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn nên hiệu suất lao động cũng cao hơn nhiều so với công cụ đá.
Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm cho sức sản xuất cũng có sự thay đổi, tạo nên nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế và xã hội của con người.
(trang 32 sgk Lịch Sử 6): - Theo em hiểu, tại sao từ đây con người có thể định cư lâu dài tại đồng bằng ven các con sông lớn?
Trả lời:
- Đồng bằng ven sông là một vùng đất màu mỡ, phù sa, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, trồng các loại cây, cũng như thuận tiện cho việc đi lại và xây dựng nhà ở.
- Đồng bằng ven sông có điều kiện thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Con người đã có đủ điều kiện để rời khỏi vùng núi, trung du để xuống đồng bằng sống cuộc sống ổn định cuộc sống lâu dài của mình.
Bài 1: Hãy điểm lại các nét chính về loại công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim.
Đáp án:- Các nét mới về các loại công cụ sản xuất:
+ Loại hình công cụ: có hình dáng đa dạng và nhiều kích cỡ.
+ Kĩ thuật mài: mài nhẵn, rộng và sắc.
+ Kĩ thuật làm đồ gốm: tinh xảo, in hoa văn hình chữ S, hình dáng cân xứng, hoặc in các con dấu nối liền nhau.
+ Nguyên liệu đa dạng để làm công cụ: sừng, xương, đá, gồ và đặc biệt là đồng.
- Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim là:
+ Tạo ra các loại nguyên liệu để làm công cụ, vật dụng mới tương đối cứng, có thể thay thế cho nguyên liệu là đá.
+ Đúc được nhiều loại hình dụng cụ và công cụ khác nhau.
+ Công cụ sắc bén hơn, nên năng suất lao động cũng cao hơn nhiều so với công cụ đá.
Việc phát minh ra thuật luyện kim đã giúp cho sức sản xuất cũng có sự thay đổi, tạo nên nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế và xã hội, đưa cuộc con người phát triển hơn.
Bài 2: Theo em, sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
Đáp án:- Lúa gạo đã trở thành lương thực chính cho nhu cầu của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong việc trồng trọt và dự trữ lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm hơn trong việc định cư lâu dài, xây dựng làng xóm (cùng đồng bằng ven các con sông lớn như sông Mã, sông Hồng, sông Đồng Nai... ) và tăng thêm nhiều hoạt động giải trí, tinh thần.
Bài 3: Hãy trình bày sự thay đổi trong đời sống kinh tế của con người thời kì này so với người trong thời Hòa Bình – Bắc Sơn.
Đáp án:Nội dung so sánh | Người Hòa Bình – Bắc Sơn | Người Phùng Nguyên – Hoa Lộc |
Công cụ sản xuất | - Công cụ đá: làm rìu, chày... - Dùng xương, sừng, tre, gỗ để làm công cụ và đồ dùng cần thiết. |
- Công cụ đá: bôn, rìu được mài nhẵn toàn bộ, đã có hình dáng cân xứng nhau. - Thuật luyện kim ra đời: các loại công cụ đồng: xỉ đồng, dây đồng, cục đồng, dùi đồng |
Ngành nghề sinh sống | - Trồng trọt - Chăn nuôi |
- Trồng trọt: đặc biệt nghề nông trồng lúa nước ra đời. - Chăn nuôi - Đánh cá |
Nghề thủ công | - Làm đồ gốm - Làm đồ trang sức (vòng đá, chuỗi hạt bằng đất nung, vỏ ốc) |
- Làm đồ gốm có trang trí nhiều hoa văn. - Làm đồ trang sức. |