Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang (trang 38 sgk Lịch Sử 6)
(trang 38 sgk Lịch Sử 6): - Qua các hình trong bài 11, em hãy trình bày người dân Văn Lang xới đất để gieo cấy bằng loại công cụ nào?
Trả lời:
Qua hình 33 (trang 34, SGK) đã cho thấy người dân Văn Lang đang xới đất để gieo, cấy bằng công cụ lưỡi cày bằng đồng. Họ đã biết dùng sức trâu bò để kéo cày.
(trang 38 sgk Lịch Sử 6): - Theo em, việc tìm thấy trống đồng tại nhiều nơi trên đất nước ta và cả nước ngoài đã nói lên điều gì?
Trả lời:
- Kĩ thuật luyện kim đồng thau đã có sự phát triển, nhiều tài năng tuyệt vời của cư dân Văn Lang (họ bắt đầu biết rèn sắt) cũng bắt đầu được phát hiện.
- Trống đồng là một đồ vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người dân Lạc Việt (nền văn hóa Đông Sơn), đã thể hiện cư dân Văn Lang đã có một nền văn hóa tương đối phát triển và cũng đã có sự trao đổi, buôn bán giữa các nước.
(trang 40 sgk Lịch Sử 6): - Các truyện Trầu, cau và Bánh chưng, bánh giầy đã cho ta biết người dân thời Văn Lang có các tục gì?
Trả lời:
Người dân Văn Lang đã biết ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy trong các ngày lễ hội, ngày Tết để làm lễ cúng trời đất và thờ cúng tổ tiên, ông bà.
Bài 1: Em hãy điểm lại các nét chính trong đời sống tinh thần và vật chất của cư dân Văn Lang thông qua nơi ở, lễ hội, phong tục và tín ngưỡng.
Đáp án:- Cuộc sống vật chất:
+ Việc ăn: Cơm tẻ, cơm nếp, rau, cá, thịt.
+ Nơi ở: Nhà sàn được làm bằng gỗ, tre, lứa, lá, có cầu thang để lên xuống.
+ Trang phục: Nam: mình trần, đóng khố, đi chân đất; nữ thì mặc váy, áo xẻ ngực, có yếm che ngực.
+ Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền
- Cuộc sống tinh thần
+ Phong tục: Lễ hội, ăn trầu cau, vui chơi, gói bánh chưng, bánh giầy.
+ Tập quán: Chôn công cụ và đồ trang sức theo người đã chết.
+ Tín ngưỡng: Thờ cúng: Mặt Trời, Mặt Trăng, núi, sông.
Bài 2: Em hãy mô tả trống đồng thời Văn Lang.
Đáp án:- Chính giữa là mặt trống là hình ngôi sao với nhiều cánh ý nghĩa tượng trưng cho thần Mặt Trời...
- Các vòng tròn đồng tâm là mô tả trang phục, trò chơi, lễ hội,... và các đường hoa văn trang trí tinh xảo...
Bài 3: Các yếu tố nào đã tạo nên tình cảm cộng đồng của người dân Văn Lang?
Đáp án:Các yếu tố đã tạo nên tình cảm cộng đồng của người dân Văn Lang đó chính là: đời sống tinh thần và vật chất đặc sắc đã hòa quyện với nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên tình cảm sâu sắc trong cộng đồng. Tình cảm gắn bó với nhau giữa những con người sống lâu trong làng, bản, một vùng đất.
Bài trước: Bài 12: Nước Văn Lang (trang 35 sgk Lịch Sử 6) Bài tiếp: Bài 14: Nước Âu Lạc (trang 41 sgk Lịch Sử 6)