GDCD 6 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập ( trang 40 Giải BT GDCD 6 ngắn nhất)
a) Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào?
Trả lời:
- Quần đảo vẫn còn hoang vắng.
- Rừng cây bị tàn phá, đồng ruộng bị thiếu nước, và bị bỏ hoang.
- Trình độ dân trí vẫn còn thấp, trẻ em chưa được đi học nhiều.
b) Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở quần đảo Cô Tô ngày nay là gì?
Trả lời:
Tất cả trẻ em trong huyện đảo đến tuổi đi học đều được tới trường.
c) Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm những gì để tất cả trẻ em được tới trường học tập?
Trả lời:
- Hội khuyến học của huyện được thành lập và phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của các trường tới nhà vận động các gia đình cho con được đến trường học.
- Giúp đỡ những gia đình thương binh, liệt sĩ, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
- Các trường học được xây dựng khang trang, nhiều thầy cô tình nguyện ở đảo để giảng dạy lâu dài.
d) Đối với mỗi người, việc học tập có sự quan trọng như thế nào?
Trả lời:
Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Vì: có học tập thì chúng ra mới có thể mở mang đầu óc, tiếp thu được nhiều kiến thức, mới có thể vận dụng kiến thức vào để làm việc hiệu quả, thực hiện ước mơ, mới có thể chung sống một cách hòa bình, và để khẳng định giá trị của chính mình.
a) Em hãy kể các hình thức học tập mà em biết (học theo lớp, trường; tự học; vừa học vừa làm; học tại các lớp học tình thương... ).
Trả lời:
Học ở Trung tâm giáo dưỡng.
Học ở Trung xâm giáo dục thường xuyên.
Học liên thông, tại chức.
Học ở những lớp học tình thương.
Học qua mạng (online), học tại trung tâm giáo dục.
b) Em hãy nêu một số tấm gương vượt khó và vươn lên trong học tập?
Trả lời:
Các em học sinh hãy tự liên hệ tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập tại trường, lớp hay qua báo đài mà em đã biết.
VD: Trương Quế Chi, Bác Hồ, Đỗ Nhật Nam...
c) Các trẻ bị khuyết tật như khiếm thính, khiếm thị, tàn tật... và trẻ em bị mồ côi lang thang cơ nhỡ có quyền và nghĩa vụ học tập không? Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào?
Trả lời:
- Các trẻ em bị khuyết tật như khiếu thính, khiếm thị, tàn tật và những trẻ em lang thang cơ nhỡ đều có quyền và nghĩa vụ được học tập.
- Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập dưới những hình thức dưới đây:
+ Trẻ khuyết tật có thể học tại các trường mà Nhà nước hay các tổ chức xã hội dành riêng cho họ, như: những lớp học tình thương, trung tâm giáo dục đặc biệt, các nhà trẻ tự nguyện.
+ Trẻ em lang thang, cơ nhỡ có thể:
Học tại các trung tâm vừa học vừa làm.
Tự học qua bạn bè, sách báo...
Học tại các lớp học tình thương do các anh chị tình nguyện, các thầy cô giáo dạy.
d) Nam là một học sinh chăm chỉ, ngoan ngoãn. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có 2 em nữa. Năm học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học để làm việc giúp bố và nuôi các em.
Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết những khó khăn đó như thế nào?
Trả lời:
Nếu là Nam em sẽ chấp nhận việc nghỉ học để ở nhà làm việc giúp đỡ bố và chăm sóc các em. Vì trong tình huống này, việc chăm sóc bố bị ốm và các em đó chính là nghĩa vụ cao cả nhất. Sau đó, sẽ sắp xếp và xin đi học tại các lớp tình thương vào lúc rảnh.
đ) Theo em, các biểu hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập dưới đây là sai hay đúng? Vì sao?
- Chỉ chăm chú vào việc học tập mà không làm bất cứ việc gì khác.
- Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại sẽ dành để vui chơi thoải mái.
- Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học tại nhà và lao động giúp đỡ bố mẹ, vui chơi giải trí và rèn luyện thân thể?
Trả lời:
Việc làm đầu tiên và thứ 2 là sai. Vì ngoài việc học ra thì chúng ta còn phải có nghĩa vụ lao động, giúp đỡ bố mẹ. Em phải kết hợp vui chơi, giải trí và tập luyện thể dục để cân bằng, hài hòa trong cuộc sống.
Việc làm thứ 3 là đúng. Bởi vì học tập rất quan trọng nhưng những công việc khác như tự học tại nhà cũng rất quan trọng (để củng cố kiến thức), ngoài ra chúng ta cũng cần phải có trách nhiệm với gia đình của mình.
e) Hãy sưu tầm các câu tục ngữ, danh ngôn, ca dao nói về học tập.
Trả lời:
- Không biết thì phải hỏi, muốn giỏi thì phải học.
- Tiên học lễ, hậu học văn.
- Học, học nữa, học mãi.
- Học vấn do người siêng năng đã đạt được, tài sản do người tinh tế sở hữu, quyền lợi do người dũng cảm nắm giữ, thiên đường do người lương thiện xây dựng.
Bài trước: GDCD 6 Bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông ( trang 37 Giải BT GDCD 6 ngắn nhất) Bài tiếp: GDCD 6 Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm ( trang 43 Giải BT GDCD 6 ngắn nhất)