Bài 50: Mắt - Giải BT Vật Lí 11 nâng cao
Bài 50: Mắt
Câu c1 (trang 251 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Sự điều tiết của mắt để cho ảnh của vật hiện rõ trên màng lưới và sự điều chỉnh máy ảnh để cho ảnh của vật rõ nét trên phim có gì khác nhau?
Hướng dẫn giải:• Trong sự điều tiết của mắt để cho ảnh của vật hiện rõ trên màng lưới thì tiêu cự f của thể thủy tinh thay đổi
• Trong sự điều chỉnh máy ảnh để cho ảnh của vật rõ nét trên phim thì phải điều chỉnh khoảng cách d’ giữa vật kính- phim.
Câu 1 (trang 252 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Vì sao mắt lại có thể nhìn rõ các vật ở các khoảng cách khác nhau?
Hướng dẫn giải:Mắt có thể nhìn rõ các vật ở các khoảng cách khác nhau là do sự điều tiết của mắt, tức là sự thay đổi độ cong của thủy tinh thể và (do đó thay đổi độ tụ, hay tiêu cự của nó) để làm cho ảnh của các vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc
Câu 2 (trang 252 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy trình bày khái niệm điểm cực viễn, điểm cực cận và năng suất phân li.
Hướng dẫn giải:+ Điểm cực viễn: Điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó mắt có thể thấy rõ được mà không cần điều tiết (f = fmax).
Khi quan sát vật ở Cv mắt không phải điều tiết nên mắt không mỏi.
+ Điểm cực cận: Điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó mắt có thể thấy rõ được khi đã điều tiết tối đa (f = fmin).
+ Mắt chỉ nhìn thấy rõ vật khi vật ở trong khoảng CcCv. Khoảng cách từ cực cận Cc đến cực viễn Cv ⇒ khoảng nhìn rõ của mắt.
+ Năng suất phân li của mắt: Là góc trông vật nhỏ nhất αmin giữa hai điểm A và B mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó.
Câu 3 (trang 252 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Mắt không có tật có thể nhìn thấy rõ vật đặt cách mắt ở mọi khoảng cách không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:Mắt không có tật theo quy ước có: OCc < Đ = 25 cm; OCv < ∞
Do đó mắt không tật chỉ có thể nhìn thấy rõ vật đặt cách mắt từ 25 cm đến vô cực
Bài 1 (trang 253 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Câu nào là câu đúng?
A. Về phương diện quang hình học, có thể coi mắt tương đương với một thấu kính hộ tụ
B. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh tương đương với một thấu kính hội tụ
C. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh và màng lưới tương đương với một thấu kính hộ tụ
D. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, màng lưới và điểm vàng tương đương với một thấu kính hộ tụ
Hướng dẫn giải:Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh và dịch thủy tinh tương đương với một thấu kính hộ tụ
Đáp án đúng là: B
Bài 2 (trang 253 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Chọn câu đúng?
A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thể thủy tinh để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới
B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách giữa thể thủy tinh và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới
C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách giữa thể thủy tinh và vật cần quan sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thể thủy tinh, khoảng cách giữa thể thủy tinh và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới
Hướng dẫn giải:Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thể thủy tinh để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
Đáp án đúng là: A
Bài 3 (trang 253 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Trên một tờ giấy vẽ hai vạch cách nhau 1mm (Hình 50.5). Đưa tờ giấy ra xa mắt dần cho đến khi thấy hai vạch đó như nằm trên một đường thẳng. Xác định gần đúng khoảng cách từ mắt đến tờ giấy và suy ra năng suất phân li của mắt mình.
Hướng dẫn giải:
Ta có: AB = 1 (mm)
Ví dụ đối với mắt bình thường thì góc trông α = αmin = 3.4-4 rad, suy ra khoảng cách từ mắt người bình thường đến vật AB là: