Bài 40: Dòng điện Fu-cô - Giải BT Vật Lí 11 nâng cao
Bài 40: Dòng điện Fu-cô
Câu 1 (trang 196 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy nêu một vài ví dụ trong đó dòng điện Fu – cô xuất hiện.
Hướng dẫn giải:Dòng điện Fu-cô xuất hiện trong mọi vật dẫn chuyển động trong từ trường hoặc vật dẫn nằm trong từ trường biến đổi.
+ Dùng để hãm chuyển động quay của một bộ phận nào đó trong một số thiết bị. tác dụng hãm trong phanh điện từ ở các xe tải trọng lớn. Tác dụng hãm ứng dụng trong công tơ điện.
+ Dòng Fu-cô xuất hiện trong các lõi sắt của máy biến thế và động cơ điện.
Câu 2 (trang 196 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Kể thêm một vài ứng dụng của dòng điện Fu – cô.
Hướng dẫn giải:Dòng điện Fu – cô được sử dụng để làm bộ phanh cho các toa tàu điện ngầm. Để phanh được đoàn tàu người ta dòng điện mạnh vào các cuộn dây của nam châm điện để tạo ra một từ trường tác dụng lên bánh xe để hãm bánh xe lại. các dòng Fu – cô còn được ứng dụng để tắt các dao động phụ trong các hệ thống dao động, cũng như trong các điện kế để hạn chế các rung nhỉ của kim. Thật vậy muốn hãm dao động đĩa kim trong máy đo điện chẳng hạn, người ta gắn vào kim đó một đĩa kim loại và đặt đĩa ấy trong từ trường của nam châm vĩnh cửu. khi kim dao động đãi kim loại cũng dao động theo. Từ thông qua đĩa thay đổi, làm xuất hiện những dòng điện Fuco. Các dòng điện này vừa xuất hiện thì chịu ngay tác dụng của từ trường do nam châm vĩnh cửu sinh ra. Theo định luật Len xơ tác dụng ấy phải chống lại nguyên nhân sinh ra dòng điện Fu – cô, tức chống lại dao động của đĩa kim loại. kết quả là dao động của đĩa và kim bị tắt nhanh chóng.
Dòng Fu – cô còn được sử dụng trong các lò điện cảm ứng. trong các lò này nhiệt năng do dòng điện Fu-cô tỏa ra được dùng để đốt chảy các kim loại, đặc biệt là khi cần đốt chảy kim loại trong chân không nhằm tránh tác dụng oxy hóa của không khí xung quanh. Muốn vậy, người ta cho kim loại vào trong cái lò có chỗ để hút không khí ra. Xung quanh lò người ta quấn dây điện rồi cho dòng cao tần chạy qua các vòng dây đó. Kết quả là trong khối kim loại xuất hiện dòng điện Fu – cô rất mạnh nên tỏa nhiệt rất lớn có thể làm nóng chảy kim loại.
Câu 3 (trang 196 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Kể thêm một vài trường hợp dòng điện Fu –cô có hại, trong những trường hợp đó người ta khắc phục bằng cách nào?
Hướng dẫn giải:Trong nhiều trường hợp dòng Fu – cô gây tác hại cho các dụng cụ điên. Trong các khung của moto và của các máy phát, máy biến thế dòng Fu – cô làm nóng các vật dẫn và làm tổn hao năng lượng
Để làm giảm tác dụng có hại này, người ta không dùng cả khối kim loại làm khung mà dùng nhiều lá kim loại mỏng sơn cách điện ghéo lại với nhau. Như vậy các dòng Fu – cô chỉ chạy được trong các lá mỏng, vì từng lá có bề dày nhỏ nên điện trở lớn, nên cường độ của các dòng Fu – cô giảm đi rất nhiều so với cường độ dòng Fu – cô chạy trong toàn khối kim loại. kết quả là phần điện năng bị hao phí giảm đi rất nhiều.
Bài 1 (trang 196 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Chọn phát biểu sai.
A. Một tấm kim loại dao động giữa hai cực một nam châm thì trong tấm kim loại xuất hiện dòng điện Fu – cô.
B. Hiện tượng xuất hiện dòng Fu – cô thực chất là hiện tượng cảm ứng điện từ
C. Một tấm kim loại nối với hai cực của một nguồn điện thì trong tấm kim loại xuất hiện dòng Fu – cô
D. Dòng điện Fu- cô trong lõi sắt của máy biến thế là dòng điện có hại.
Hướng dẫn giải:Một tấm kim loại nối với hai cực của một nguồn điện thì trong tấm kim loại xuất hiện dòng điện dẫn ⇒ câu sai C.
Đáp án sai là: C
Bài trước: Bài 39: Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động - Giải BT Vật Lí 11 nâng cao Bài tiếp: Bài 41: Hiện tượng tự cảm - Giải BT Vật Lí 11 nâng cao