Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Sinh học 11 > Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) -

Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) -

Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 27 trang 111: Nghiên cứu hình 27.1, sau đó điền tên các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ:

Trả lời:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 27 trang 112: Quan sát hình 27.2 thể hiện sơ đồ cung phản xạ tự vệ:

- Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào.

- Giải thích tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại.

- Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Trả lời:

- Cung phản xạ gồm các bộ phận:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ quan đau ở da.

+ Đường dẫn truyền vào: sợi cảm giác của dây thần kinh tủy.

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin: tủy sống.

+ Đường dẫn truyền ra: sợi vận động của dây thần kinh tủy.

+ Bộ phận thực hiện phản ứng: Cơ ngón tay.

- Khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ của của động vật nói chung và con người nói riêng. Khi kim châm vào tay, thụ qua đau ở da tiếp nhận kích thích và truyền đến tủy sống qua sợi thần kinh cảm giác; tủy sống tiếp nhận thông tin từ đó tổng hợp, phân tích và hình thành các xung thần kinh theo sợi thần kinh vận động truyền đến các cơ ngón tay làm ngón tay co lại.

- Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện vì phản xạ này là phản xạ tự vệ, chỉ trả lời những kích thích tương ứng. Đây là phản xạ mang tính chất đơn giản và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia. Phản xạ này là phản xạ sinh ra đã có, có tính chất bền vững và được di truyền, mang tính chủng loại.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 27 trang 112: Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt.

- Bạn sẽ phản ứng (hành động) như thế nào?

- Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại.

- Hãy ghi lại tất cả những suy nghĩ diễn ra trong đầu của bạn khi đối phó với chó dại.

- Đây là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Trả lời:

- Khi đang chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt, bản thân sẽ có phản ứng là bỏ chạy.

- Bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại là:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích: Mắt.

+ Bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động: Não bộ.

+ Bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại là: Các cơ chân.

- Những suy nghĩ diễn ra trong đầu khi đối phó với chó dại: Chó dại rất nguy hiểm, nếu bị cắn sẽ bị nhiễm virut dại và có thể chết, con chó lại rất hung hăng nên tốt nhất là bỏ chạy.

Ngoài ra, các suy nghĩ diễn ra trong não có thể rất nhau ở mỗi người như: nên làm thế nào bây giờ, nếu để chó dại cắn rất nguy hiểm, chó dại có virut gây bệnh dại, nên bỏ chạy hay nên chống lại, nếu bỏ chạy chó dại có thể sẽ đuổi theo…

- Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm mới biết được như thế nào là chó dại. Dựa vào kinh nghiệm đã có mà cách xử lí thông tin của mỗi người là khác nhau, dẫn đến hành động của mỗi người cũng khác nhau.

Bài 1 (trang 113 SGK Sinh 11): Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

Trả lời:

* Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.

* Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể.

* Hệ thần kinh ống hình thành nhờ số lượng rất lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành một ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể, các tế bào thần kinh tập trung mạnh ở phía đầu dẫn đến não bộ phát triển.

Bài 2 (trang 113 SGK Sinh 11): Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

Khi bị kích thích phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống khác với động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và dạng lưới vì: động vật có hệ thần kinh dạng ống có hệ thần kinh (đặc biệt là não bộ) phát triển, có khả năng xử lí thông tin ở mức cao (thu thập, phân tích, so sánh, xử lí thông tin) do vậy việc trả lời kích thích cũng nhanh chóng và chính xác hơn nên hiệu quả cao hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn.

Ví dụ: Khi có một vật nhọn chạm vào cơ thể thủy tức (hệ thần kinh dạng lưới) thì toàn bộ cơ thể thủy tức co rụt lại. Khi vật nhọn chạm vào cơ thể giun đốt (hệ thần kinh dạng chuỗi hạch) thì một phần cơ thể co lại, tốc độ nhanh hơn so với thủy tức. Khi vật nhọn bất ngờ chạm vào tay người (hệ thần kinh dạng ống) thì người lập tức rụt tay lại, tốc độ rất nhanh.

Bài 3 (trang 113 SGK Sinh 11): Cho một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh hình ống.

Trả lời:

Một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh ống:

- Hươu nai ngoài tự nhiên sẽ chạy trốn nếu thấy kẻ thù.

- Trước khi cho gà ăn thường gọi gà để chúng tập trung về một khu vực, sau vài lần, cứ nghe tiếng gọi thì gà sẽ trở về khu vực đó để được chờ ăn.

- Vật nuôi (chó, mèo, …) sẽ ghi nhớ giọng nói của chủ nhân. Khi chủ nhân gọi, chúng sẽ nhanh chóng có mặt.

- Vẹt có thể nói tiếng người.

- Gấu, voi, … có thể diễn xiếc.

- …