Bài 3: Trung Quốc - Giải BT Lịch sử 11
Bài 3: Trung Quốc
Câu hỏi trang 13 sgk Lịch Sử 11:
- Xác định trên bản đồ Trung Quốc (treo tường) những vùng bị các nước đế quốc chiếm đóng.
Hướng dẫn giải:
Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc.
Đến cuối thế kỉ XIX:
+ Đức đã chiếm vùng Sơn Đông;
+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang);
+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông;
+ Nga, Nhật Bản chiếm đóng vùng Đông Bắc,...
Câu hỏi trang 14 sgk Lịch Sử 11:
- Nêu diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Hướng dẫn giải:
Diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
Nội dung | Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc | Phong trào vận động Duy Tân năm Mậu Tuất (1898) | Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn |
Diễn biến chính | Diễn ra 1/1/1851 tại Kim Điền (Quảng Tây) → lan rộng khắp nước bị PK đàn áp. | Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân tiến hành cải cách cứu vãn tình thế. | 1899 bùng nổ Sơn Đông sang Trực Lệ, Sơn Tây tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Bị liên quân 8 nước ĐQ tấn công → thất bại. |
Lãnh đạo | Hồng Tú Toàn | Khang Hữu Vi Lương Khải Siêu | |
Lực lượng | Nông dân | Quan lại, sĩ phu tiến bộ, vua Quang Tự | Nông dân |
Tính chất, Ý nghĩa | Là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống PK, làm lung lay triều đình PK Mãn Thanh. | Cải cách dân chủ TS, khởi xướng khuynh hướng dân chủ TS ở TQ. | Phong trào yêu nước chống ĐQ, giáng một đòn mạnh vào ĐQ. |
Câu hỏi trang 17 sgk Lịch Sử 11:
- Dựa trên lược đồ (hình 8), trình bày diễn biến chính của Cách mạng Tân Hợi.
Hướng dẫn giải:
Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo.
+) Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi đó là:
- Do mâu thuẩn giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc
- Do nhà Mãn Thanh trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc
+) Diễn biến chính của Cách mạng Tân Hợi.
- 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc
- 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp
- 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc.
→ Ý nghĩa:
- Đã làm chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời.
- Mở đường cho Chủ Nghĩa Tư Bản phát triển.
- Có ảnh hưởng nhất định đến các cuộc đấu tranh giải phóng của một số nước Châu Á.
Câu 1 (trang 17 sgk Lịch Sử 11): Nêu kết quả của Cách mạng Tân Hợi. Tại sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Hướng dẫn giải:+) Kết quả của Cách mạng Tân Hợi:
- Vua Thanh thoái vị. Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải lên thay làm tổng thống.
+) Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để vì:
+ Chưa thủ tiêu giai cấp Phong Kiến
+ Không đánh đuổi các đế quốc đang xâm lược.
+ Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho người dân.
Câu 2 (trang 17 sgk Lịch Sử 11): Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Hướng dẫn giải:* Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
- Phong trào diễn ra một cách liên tục, rộng lớn, quyết liệt, hết sức sôi nổi và nó cũng có kết quả nhất định.
- Thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh kiên cường của nhân dân TQ chống lại PK và ĐQ
- Lãnh đạo: Sĩ phu yêu nước tiến bộ, giai cấp tư sản. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân
- Các phong trào đấu tranh đều thất bạido bị triều đình Mãn Thanh và đế quốc đàn áp ngay từ những bước đầu.
- Mang tính chất dân tộc
- Cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và các nước thuộc địa khu vực Châu Á.
- Để lại bài học kinh nghiệm trong tiến hành cách mạng.
Bài trước: Bài 2: Ấn Độ - Giải BT Lịch sử 11 Bài tiếp: Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Giải BT Lịch sử 11