Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Giải BT Lịch sử 11
Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Câu hỏi trang 60 sgk Lịch Sử 11:
- Dựa vào lược đồ trên, hãy so sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước Châu Âu năm 1923 với năm 1914
Hướng dẫn giải:
- Sự thay đổi lãnh thổ các nước Châu Âu năm 1923 so với năm 1914:
- Những nước thua trận chịu khá nhiều thiệt thòi:
+ Đức mất toàn bộ thuộc địa của mình. Đức còn phải trả lại cho Bỉ, Đan Mạch và Ba Lan một số vùng đất đai mà trước đây Đức chiếm và sáp nhập vào lãnh thổ của mình. Diện tích nước Đức so với trước chiến tranh giảm đi 1/3. Nước Ba Lan sau chiến tranh đã có một lối hẹp thông ra biển Ban Tích.
+ Tại miền Trung Âu, đế quốc Áo – Hung tan rã và các quốc gia mới đã ra đòi là Tiệp Khắc, Áo, Hungari.
+ Trên miền Tây bán đảo Bancăng, nước Nam Tư cũng đã xuất hiện trên cơ sở sự thống nhất lãnh thổ giữa Xecbi và một số vùng đất đai của người Slavơ tại miền Nam đế quốc Áo – Hung trước đây.
Câu hỏi trang 61 sgk Lịch Sử 11:
- Nêu những nét nổi bật của cao trào cách mạng 1918 – 1923.
Hướng dẫn giải:
- Trong những năm 1918 - 1923, các nước tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế. Cao trào cách mạng bùng nổ.
+ Sự thành lập Cộng hoà Xô viết Hung-ga-ri (3-1919), ở Ba-vi-e (Đức 4-1919)
+ Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước (Đức, Áo, Hunggari, Ba Lan, Phần Lan, Áchentina, đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn.
- Với vai trò tích cực của Lê-nin, ngày 2/3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập.
Câu hỏi trang 61 sgk Lịch Sử 11:
- Qua các nội dung hoạt động của Đại hội II và Đại hội VII, hãy nhận xét về vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới.
Hướng dẫn giải:
- Ngày 2/3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập.
- Nội dung hoạt động:
+ Từ 1919 - 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 lần đại hội, vạch ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.
+ Tại đại hội lần II (1920), Quốc tế Cộng sản đã thông qua “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do Lê-nin khởi thảo.
+ Tại đại hội VII (1935) Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận thống nhất công nhân nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.
+ Năm 1943 tự giải tán, do tình hình thế giới thay đổi.
- Nhận xét vai trò của Quốc tế Cộng sản:
→ Quốc tế Cộng sản là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
→ Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
Câu hỏi trang 62 sgk Lịch Sử 11:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả gì?
Hướng dẫn giải:
Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:
+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
+ Về quan hệ quốc tế: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát:
- Thứ nhất là: Phát xít hóa bộ máy nhà nước
- Thứ hai là: Duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.
Câu hỏi trang sgk Lịch Sử 11:
- Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Hướng dẫn giải:
- Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.
+ Một là: Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.
+ Hai là: Các nước Mĩ, Anh, Pháp.. vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.
- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Câu hỏi trang 63 sgk Lịch Sử 11:
- Mặt trận Nhân dân Pháp đã giành được thắng lợi như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Trước thảm họa của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản (đại hội VII),phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha...
- 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong tổng tuyển cử, bảo vệ được nền dân chủ, Pháp thoát khỏi những hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.
- 2/1936, ở Tây Ban Nha, Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử nhưng các thế lực phát xít do Phrancô cầm đầu đã gây nội chiến, thủ tiêu nền cộng hòa.
Câu 1 (trang 63 sgk Lịch Sử 11): Trình bày các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939).
Hướng dẫn giải:Trong những năm 1918-1939 chủ nghĩa tư bản đã trải qua các giai đoạn:
- Giai đoạn 1918 - 1923:
* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1920 - 1921.
* Cao trào cách mạng thế giới 1918 - 1923.
* Nền thống trị của giai cấp tư sản cầm quyền không ổn định.
- Giai đoạn 1924 - 1929:
* Cách mạng bước vào thời kì thoái trào.
* Nền công nghiệp của các nước tư bản phát triển nhanh chóng, nhất là Mĩ.
- Giai đoạn 1929 - 1939:
* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn đến chủ nghĩa phát xít cầm quyền ở nhiều nước.
* Các nước đế quốc phân chia thành hai khối độc lập (khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản và khối Anh - Pháp - Mĩ) dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1939
Câu 2 (trang 63 sgk Lịch Sử 11): Nêu những hậu quả về chính trị, xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đối với các nước tư bản.
Hướng dẫn giải:- Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:
+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
Câu 3 (trang 63 sgk Lịch Sử 11): Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn giải:* Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra mạnh mẽ.
- Diễn biến:
+ Trước thảm họa của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản (đại hội VII),phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha...
+ Tháng 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong tổng tuyển cử, bảo vệ được nền dân chủ, Pháp thoát khỏi những hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.
+ Tháng 2/1936, ở Tây Ban Nha, Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử nhưng các thế lực phát xít do Phrancô cầm đầu đã gây nội chiến, thủ tiêu nền cộng hòa.
- Kết quả: Phong trào giành được thắng lợi điển hình ở Pháp, nhưng ở nhiều nơi đã thất bại như Tây Ban Nha.
Bài trước: Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) - Giải BT Lịch sử 11 Bài tiếp: Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Giải BT Lịch sử 11