Hướng dẫn: Ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Tiếng Việt
1. Cấu tạo từ và cách phân loại từ
Chủ đề |
Khái niệm |
Ví dụ minh họa |
---|---|---|
Phân loại theo cấu tạo | Từ đơn là từ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành | nhà, cửa, áo, quần, mưa… |
Từ gồm 2 tiếng có nghĩa trở lên tạo thành Từ phức: từ ghép và từ láy Từ ghép là từ ghép hai tiếng có nghĩa tạo thành Từ láy là từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng |
Từ ghép: trâu bò, lợn gà, ngôi nhà, lớp học, bút sách… Từ láy: lấp lánh, xinh xinh, mênh mông, mập mờ… |
|
Phân loại theo nguồn gốc của từ | Từ thuần Việt: những từ do nhân dân ta sáng tạo ra | Anh, em, cô, dì, chú, ăn, trăng, hoa… |
Từ mượn là những từ vay mượn nước ngoài Từ mượn tiếng Hán và từ mượn các nước châu Âu |
Gia tài, ngư phủ, sơn hà… Ra - di-o. gác-ba-ga (bộ phận xe đạp), in-ter-net |
|
Từ địa phương là từ ngữ được sử dụng ở một số địa phương nhất định | Ba, má, o, chén… | |
Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm chuyên ngành khoa học, công nghệ | Hỗn hợp, trường từ vựng, ngoại lực, lực… | |
Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định | Cậu, mợ, trúng tủ, ăn gậy, cớm… | |
Từ tượng thanh: những từ mô phỏng âm thanh của người, vật trong tự nhiên và đời sống Từ tượng hình: là những từ mô phỏng hình dáng, điệu bộ của người và vật. |
Vi vu, rào rào, tí tách… Trập trùng, mấp mô… |
2. Nghĩa của từ
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hiện tượng…) mà từ biểu thị.
- Cách để giải nghĩa của từ:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Mô tả sự vật, hoạt động, đặc điểm, đối tượng mà từ biểu thị.
Tên bài học |
Khái niệm |
Ví dụ |
---|---|---|
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ |
- Từ nhiều nghĩa: là từ có hai nghĩa trở lên. Nghĩa xuất hiện đầu tiên là nghĩa gốc, các nghĩa còn lại là nghĩa chuyển - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa + Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện ngay từ đầu, làm cơ sở cho những từ khác + Nghĩa chuyển: là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc |
Chân: một bộ phận của con người, con vật, dùng để đỡ toàn bộ cơ thể. Chân: (nghĩa gốc) chân người Chân: (nghĩa chuyển) chân bàn, chân ghế, chân núi… |
Từ đồng âm | Là những từ có phát âm giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa |
Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn Lợi 1: lợi ích (tính từ) Lợi 2,3: răng lợi (danh từ) |
Từ đồng nghĩa |
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, được phân làm hai loại: + Đồng nghĩa hoàn toàn + Đồng nghĩa không hoàn toàn |
Ba - bố, má – mẹ, con heo - con lợn Dũng cảm, gan dạ, kiên cường |
Từ trái nghĩa | Là những từ có nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn | Tốt - xấu, đêm - ngày, vui vẻ - buồn bã |
Trường từ vựng | Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa |
Chất liệu: Gỗ, đá, thủy tinh, kim cương… Món ăn: Nem rán, bánh tráng trộn, mực hấp… |
3. Các biện pháp tu từ từ vựng
II. CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGỮ PHÁP
1. Từ loại tiếng Việt
Từ loại |
Khái niệm |
Ví dụ |
---|---|---|
Danh từ và cụm danh từ |
Danh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, cây cối… Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu |
Cha, mẹ, hoa hồng… Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế… |
Cụm danh từ là tổ hợp nhiều từ do danh từ làm thành tố chính với một số từ ngữ phụ thuộc vào nó tạo thành Cấu tạo 3 phần: phụ trước – phụ trung tâm - phụ sau |
Những con mèo màu đen đang đùa nghịch với mẹ. | |
Động từ và cụm động từ |
Động từ: là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật Động từ thường làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu |
Đi, chạy, đứng, đọc… |
Cụm động từ là tổ hợp những từ do động từ làm thành tốt chính với một số từ ngữ phụ thuộc vào nó tạo thành Cấu tạo: Phụ trước – trung tâm - phụ sau |
Nó đang ngồi đọc sách trên bậu cửa. | |
Tính từ và cụm tính từ |
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái - Thường giữ vai trò làm vị ngữ, hoặc chủ ngữ trong câu |
Cao, thấp, béo, gầy… |
Cụm tính từ: tổ hợp nhiều từ trong đó tính từ là thành tố chính. | Nó học hành rất chăm chỉ. | |
Số từ |
Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ |
Một, hai, sáu… |
Lượng từ |
Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ |
Những, các, mọi, mỗi, vài ba, dăm ba… |
Chỉ từ | Là những từ chỉ, trỏ sự vật trong không gian và thời gian | Này, kia, ấy, nọ… |
Đại từ | Dùng chỉ người, hành động, tính chất hoặc dùng để hỏi | Tôi, tớ, mình, ai… |
Phó từ | Là những từ chuyên đi kèm với động từ nhằm bổ sung ý nghĩa cho động từ | Đã, sẽ, đang, sắp, vẫn... |
Quan hệ từ | Những từ biểu thị các ý nghĩa quan hệ: sở hữu, so sánh, nguyên nhân - kết quả giữa các bộ phận của câu và giữa các câu trong đoạn văn | Của, như, bởi… |
Trợ từ | Là những từ chuyên đi kèm với từ ngữ trong câu để nhấn mạnh, biểu thị thái độ, cách đánh giá đối với những sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó |
Nó ăn những hai bát cơm. Nó ăn có hai bát cơm. |
Thán từ | Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp |
Dạ, vâng, ơi, hỡi… Ôi, trời ơi, chao ôi… |
Tình thái từ | Là những từ được thêm vào câu để tạo thành các câu nghi vấn, đề nghị, cảm thán để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. | ạ, nhé, thế... |
2. Các thành phần câu
Tên bài học |
Kiến thức cơ bản |
Ví dụ |
---|---|---|
Thành phần chính |
Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để cấu tạo câu hoàn chỉnh và diễn đạt trọn vẹn một ý Phân loại: Chủ ngữ là phần chính của câu, nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ. Vị ngữ: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi “ Làm gì? Như thế nào? ” |
Tôi/ đến trường. CN VN |
Thành phần phụ |
Những thành phần không bắt buộc có mặt trong câu nhưng góp phần làm rõ nghĩa của câu Phân loại: - Trạng ngữ: thành phần phụ biểu thị ý nghĩa về thời gian và địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức… diễn ra trong câu - Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến câu. |
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình.(Nguyễn Thành Long) Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. (Lê Minh Khuê) |
Thành phần biệt lập | Là những thành phần không tham gia vào sự diễn đạt nghĩa sự việc của câu | |
- Thành phần tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu |
Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh) |
|
- Thành phần cảm thán dùng để bộc lộ tâm lí của người nói. | Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. (Lê Minh Khuê) | |
- Thành phần gọi - đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp |
Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa. (Bằng Việt) |
|
- Thành phần phụ chú: thêm vào câu để |
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao) |
3. Câu phân theo mục đích nói
Kiểu câu |
Khái niệm |
Ví dụ minh họa |
---|---|---|
Câu trần thuật | - Là câu không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi có thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng. | Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. |
Câu nghi vấn |
Là câu có chứa những từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, bao giờ…) hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Chức năng: Chức năng chính của câu nghi vấn dùng để hỏi. Ngoài ra câu nghi vấn còn dùng để bộc lộ cảm xúc hoặc cầu khiến. |
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? (Ngô Tất Tố) |
Câu cảm thán |
Đặc điểm hình thức: Là câu có những từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, thay, xiết, biết chừng nào… Chức năng: dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết) |
Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu. (Thế Lữ) |
Câu cầu khiến |
Là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ… đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến Câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm |
Hãy nhớ lấy lời tôi. |
4. Biến đổi câu
Kiểu câu |
Kiến thức |
Ví dụ minh họa |
---|---|---|
Rút gọn câu | Rút gọn câu là lược bỏ một số thành phần câu nhằm làm cho câu trở nên ngắn gọn, súc tích hơn. Có thể dựa vào ngữ cảnh để khôi phục thành phần rút gọn. |
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Nuôi lợn ăn nằm, nuôi tằm ăn đứng. (Tục ngữ Việt Nam) |
Câu đặc biệt | Là câu không xác định, không có cấu tạo theo mô hình C - V, chỉ có một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh sự tồn tại của sự vật, hiện tượng hoặc bộc lộ cảm xúc |
Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá! (Lê Minh Khuê) |
Mở rộng thành phần câu | Dùng cụm C - V mở rộng thành phần CN hoặc VN của câu |
Chị Ba đến khiến tôi rất vui. (Cụm C - V: Chị ba/ đến làm thành phần CN trong câu Cụm C - V: tôi// rất vui đóng vai trò VN trong câu) |
Biến đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại |
Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện hành động hướng vào người, vật khác (chủ ngữ chỉ chủ thể hành động) Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người và vật được hành động của người khác hướng vào (chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động) |
Cô giáo khen thưởng Nam trong học kì I. Nam được cô giáo khen thưởng trong học kì I. |
5. Xét kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp
Câu |
Kiến thức cần nhớ |
Ví dụ minh họa |
---|---|---|
Câu đơn |
Khái niệm: là câu do một cụm C - V tạo thành Phân loại: + Câu đơn có từ “là”: vị ngữ trong câu thường do từ “là” kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành Ngoài ra, tổ hợp giữa từ “là” với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ)… cũng có thể làm vị ngữ. + Câu đơn không có từ “là” Vị ngữ trong câu thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. |
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong bể máu. (Hồ Chí Minh) |
Câu ghép |
Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi một cụm chủ vị được gọi là một vế câu Phân loại + Câu ghép dùng từu nối giữa các vế câu: dùng những từ nối có tác dụng nối như quan hệ từ, phó từ, đại từ, cặp từ hô ứng… + Câu ghép không dùng từ nối giữa các vế câu: dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm nối các vế câu. |
6. Liên kết câu
Liên kết câu |
Khái niệm |
Ví dụ minh họa |
---|---|---|
Liên kết về nội dung |
Liên kết chủ đề: các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn - Liên kết lo-gic: Các câu phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định |
|
Liên kết về mặt hình thức |
Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu sau từ ngữ đã có ở câu trước Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước Phép thế: Sử dụng ơ câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước Phép đồng nghĩa, trái nghĩa liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa có cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước đó. |
Tôi không ưa danh thiếp, đó là một thứ biểu hiện quy ước, thường là giả dối. Bản thân tôi cũng ít gửi thiếp. Sử dụng từ nối: Do đó, tuy nhiên, vì vậy Nam rất chăm học. Cậu ấy còn là người con hiếu thảo, biết quan tâm mọi người. Liên tưởng: Nhân dân là bể/ Văn nghệ là thuyền (Tố Hữu) |
7. Một số biện pháp tu từ cú pháp
Biện pháp tu từ cú pháp |
Khái niệm |
Ví dụ minh họa |
---|---|---|
Câu hỏi tu từ | Là biện pháp tu từ sử dụng hình thức câu hỏi để khẳng định, phủ định, bày tỏ cảm xúc, tâm trạng |
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? |
Đảo trật tự cú pháp | Là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cú pháp thông thường của từ ngữ, câu nhằm nhấn mạnh tính chất, đặc điểm của đối tượng cần miêu tả |
Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ. Xanh om cổ thụ tròn xoe tán Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ. |
Liệt kê | Liệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp cùng loại (từ, cụm từ, thành phần câu…) với mục đích nhấn mạnh, khẳng định. |
Cá nhụ, cá chim cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. |
8. Các phương châm hội thoại
Các phương châm hội thoại |
Khái niệm |
Ví dụ minh họa |
---|---|---|
Phương châm hội thoại về lượng | Phương châm về lượng: khi giao tiếp cần nói cần có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu |
- Anh có nhìn thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? - Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này chẳng có con lợn nào chạy qua đây cả. Anh tìm lợn và anh có áo mới đều cố tình thêm thừa từ “mới” vào câu nói với mục đích khoe khoang. |
Phương châm về chất | Khi giao tiếp, đừng nói những điều mình không tin là đúng hoặc không có chứng cứ xác thực | - Tôi đã tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cái nhà. |
Phương châm quan hệ | Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề | |
Phương châm lịch sự | Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác |
Xưng khiêm hô tôn. - Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau |
Phương châm cách thức | Khi giao tiếp cần chú ý nói rõ ràng, mạch lạc, tránh cách nói mơ hồ, khó hiểu |
II. HỆ THỐNG BÀI TẬP
Câu 1: Hãy xác định các hiện tượng chuyển nghĩa của từ dưới đây:
a,
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
(Hồ Chí Minh)
b,
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
(Thanh Hải)
c,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
(Chính Hữu)
d,
Đầu súng trăng treo
(Chính Hữu)
Giải đáp:
a, Mùa xuân: nghĩa gốc chỉ một mùa trong năm.
Xuân (Làm cho đất nước càng ngày càng xuân): chỉ sức sống, sự phát triển, sự trường tồn, vững mạnh.
b, Mùa xuân: nghĩa gốc chỉ mùa trong năm.
c, Từ “đầu” mang nghĩa gốc: chỉ một bộ phận trên cùng của con người, nơi có não bộ điều khiển toàn bộ hoạt động, suy nghĩ của con người.
d, Từ "đầu" ở đây là nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức ẩn dụ) chỉ một bộ phận trên cùng của súng, nơi có họng súng.
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong các đoạn trích dưới đây:
a,
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
b,
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
(Bếp lửa, Bằng Việt)
c,
Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
d,
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
e,
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
Giải đáp:
a, Điệp từ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau gợi ra bức tranh tâm trạng của con người. Kiều nhìn cảnh vật bên ngoài một màu buồn tẻ, vô vọng bởi trong lòng nàng nỗi buồn sự bế tắc đang dâng lên từng lớp, từng lớp.
- Điệp ngữ tạo âm hưởng cho nỗi buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng chính là điệp khúc của nỗi buồn.
b, Biện pháp điệp ngữ
- Các điệp từ “nhóm” được lặp lại trong câu bồi đắp thêm sự kì lạ và thiêng liêng của tình bà cháu và của bếp lửa.
- Từ nhóm còn mang ý nghĩa ẩn dụ khi thể hiện sự khơi dậy niềm yêu thương, ký ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời đứa cháu.
Người bà truyền cho cháu hơi ấm khơi dậy trong lòng đứa cháu tình yêu cuộc sống.
c, Biện pháp hoán dụ
Má đào: chỉ người con gái trẻ đẹp.
Mắt xanh: chỉ thái độ ân cần đặc biệt với người mình yêu thích.
Nghĩa của hai câu thơ này: Từ Hải thể hiện sự trân trọng, đề cao Kiều (dù nàng là gái thanh lâu). Từ Hải cho rằng người xứng với Kiều phải là người anh hùng toàn tài (người hiếm có trong thiên hạ).
d, Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
“giọt long lanh” được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng chim từ chỗ là âm thanh cảm nhận bằng thính giác, nay chuyển thành “từng giọt” (hình khối, hình ảnh) cảm nhận bằng thị giác. Điều này thể hiện sự tinh tế, cũng như sự trân trọng những vẻ đẹp của tự nhiên và cuộc sống của nhà thơ Thanh Hải.
e, Biện pháp tu từ liệt kê
Liệt kê tên các loại cá dưới biển: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song nhằm mục đích thể hiện sự giàu có, trù phú của đại dương, biển cả.
Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau:
a, Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối phần nào tâm trạng của anh.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b, Phi - líp vẫn đứng, trán úp vào mu bàn tay to lớn tì ở cán búa dựng trên đe.
(Bố của Xi - mông, Mô-pa-xăng)
c, Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quý của cuộc đời, chúng ta là người một cách hoàn toàn hơn.
(Thanh lam, Theo dòng)
d, Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào.
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
e, Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu?
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
Giải đáp:
Câu 3:
Thế nào là thành phần tình thái?
Xác định thành phần tình thái trong những câu sau và nêu hiệu quả của việc sử dụng thành phần ấy.
a,
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Hữu Thỉnh, Sang Thu)
b,
Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!
(Nam Cao, Lão Hạc)
Giải đáp:
- Thành phần tình thái là thành phần được sử dụng trong câu để nhận biết việc người nói thể hiện sự việc trong câu đó như thế nào. Nhấn mạnh lên thành phần được nhắc tới trong câu. Mức độ tin cậy của sự vật, hiện tượng được thể hiện qua sự tăng dần qua việc sử dụng các từ. Ví dụ như: hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc chắn, …
- Thành phần tình thái xuất hiện trong các trường hợp trên cụ thể là:
a) Thành phần tình thái: Hình như
b) Thành phần tình thái: Có lẽ
Bài tiếp: Hướng dẫn: Cách làm phần Đọc hiểu văn bản ôn thi vào 10 môn Văn