Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 63: Tổng kết chương IV : Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng - Vật Lí 9
1. Năng lượng
Ta nhận biết được một vật có có cơ năng khi nó có khả năng thực hiện công, có nhiệt năng khi nó có thể làm nóng các vật khác.
2. Các dạng năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng
- Mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều có kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
- Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.
3. Sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện
* Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng
Trong các quá trình cơ học, cơ năng luôn bị giảm, phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành nhiệt năng. Nếu cơ năng của vật tăng thêm là do vật ở bên ngoài hệ cung cấp, nếu hụt đi là đã truyền cho vật khác.
* Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. hao hụt cơ năng
- Trong các máy phát điện, cơ năng có thể chuyển hóa thành điện năng và trong động cơ điện phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng.
- Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy.
- Phần năng lượng hao hụt đi đã biến đổi thành dạng năng lượng khác.
4. Định luật bảo toàn năng lượng
Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
5. Nhiệt điện
Trong nhà máy nhiệt điện, năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành điện năng.
6. Thủy điện
Trong nhà máy thủy điện, thế năng của nước trong hồ chứa đã được chuyển hóa thành động năng rồi thành điện năng.
7. Máy phát điện gió
Trong máy phát điện gió, năng lượng của sức gió đã biến đổi lần lượt qua các bộ phận của máy để cuối cùng thành điện năng.
8. Pin Mặt Trời
Pin Mặt Trời là những tấm phẳng làm bằng chất silicon. Nếu chiếu ánh sáng Mặt Trời vào tấm đó thì năng lượng của ánh sáng Mặt Trời sẽ trực tiếp chuyển hóa thành điện năng.
9. Nhà máy điện hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân biến đổi năng lượng hạt nhân thành năng lượng điện. Nhà máy điện hạt nhân có thể cho công suất rất lớn nhưng phải được bảo vệ cẩn thận tránh để rò rỉ chất thải hạt nhân gây nguy hiểm chết người.
B. Trắc nghiệm & Tự luận
Câu 1: Trong nồi nước sôi đang bốc hơi, năng lượng được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào?
A. Động năng thành thế năng.
B. Nhiệt năng thành cơ năng.
C. Nhiệt năng thành hóa năng.
D. Hóa năng thành cơ năng
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Trong nồi nước sôi đang bốc hơi, năng lượng được biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?
A. Núm đinamo quay, đèn bật sáng.
B. Tốc độ của vật tăng, giảm.
C. Vật đổi màu khi bị cọ xát.
D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Núm đinamo quay, đèn bật sáng đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng
Câu 3: Khi động cơ điện hoạt động thì có sự chuyển hóa dạng năng lượng nào dưới đây?
A. Cơ năng thành điện năng
B. Điện năng thành hóa năng
C. Nhiệt năng thành điện năng
D. Điện năng thành cơ năng
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Khi động cơ điện hoạt động thì có sự chuyển hóa điện năng thành cơ năng
Câu 4: Dụng cụ điện nào khi hoạt động, điện năng chỉ biến đổi thành nhiệt năng?
A. máy khoan bê tông
B. quạt điện
C. máy cưa điện
D. bàn là
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Bàn là khi hoạt động, điện năng chỉ biến đổi thành nhiệt năng
Câu 5: Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?
A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi.
B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
C. Không đúng, vì động năng của xe giảm dần.
D. Không đúng, vì khi tắt máy động năng của xe đã chuyển hóa thành thế năng.
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này vẫn đúng vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát
Câu 6: Một vật được thả từ điểm A trên phần bên trái của mặt cong, vật trượt tới điểm cao nhất trên phần bên phải (gọi là điểm B). Biết rằng 10% cơ năng ban đầu của vật chuyển hóa thành nhiệt năng trong quá trình vật trượt từ A đến B. Tỉ lệ phần trăm giữa thế năng của vật tại B và thế năng của vật tại A là bao nhiêu?
A. 100%
B. 20%
C. 10%
D. 90%
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Ở A và B vật chỉ có thế năng, mà biết rằng 10% cơ năng ban đầu của vật chuyển hóa thành nhiệt năng. Vậy thế năng của vật tại B bằng 90% thế năng của vật tại A.
Câu 7: Dụng cụ nào sau đây có biến đổi điện năng thành cơ năng?
A. máy sấy tóc
B. đinamo xe đạp
C. máy hơi nước
D. động cơ 4 kì
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Máy sấy tóc biến đổi điện năng thành cơ năng
Câu 8: Ánh sáng mặt trời cung cấp một công suất 0,8 kW cho mỗi mét vuông đất. Hiệu suất của pin mặt trời là 10%. Diện tích các mái nhà trong trường học là 2000m2, giả sử các mái nhà này đều là các tấm pin mặt trời thì sẽ cung cấp một công suất điện bao nhiêu cho trường học.
A. 200kW
B. 180kW
C. 160kW
D. 140kW
Đáp án đúng là: C
Cách tính:
Công suất ánh sáng cung cấp:
Ps = 0,8.2000 = 1600 kW
Công suất điện do ánh sáng biến thành:
Pđ = Ps.H = 10%. 1600 = 160 kW
Câu 9: Nguồn năng lượng nào dưới đây chưa thể dùng cung cấp làm nhà máy điện?
A. năng lượng của gió thổi
B. năng lượng của dòng nước chảy
C. năng lượng của sóng thần
D. năng lượng của than đá
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Nguồn năng lượng chưa thể dùng cung cấp làm nhà máy điện đó là năng lượng của sóng thần vì tuy rằng có năng lượng lớn nhưng nó chỉ xuất hiện rất ít trên thế giới ở một địa điểm không định trước chỉ trong vài phút.
Câu 10: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng
A. làm tăng thể tích vật khác
B. làm nóng một vật khác
C. sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động
D. nổi được trên mặt nước
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng làm nóng một vật khác
Câu 11: Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng chủ yếu biến đổi thành dạng năng lượng nào dưới đây?
A. năng lượng ánh sáng
B. nhiệt năng
C. hóa năng
D. cơ năng
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng chủ yếu biến đổi thành cơ năng
Câu 12: Một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng có những dạng năng lượng nào?
A. nhiệt năng, động năng và thế năng
B. chỉ có động năng và thế năng
C. chỉ có nhiệt năng và động năng
D. chỉ có động năng
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng có những dạng năng lượng là: nhiệt năng, động năng và thế năng
Câu 13: Máy phát điện gió và pin mặt trời là thiết bị
A. Cả 3 phương án còn lại đều đúng.
B. Có công suất nhỏ.
C. Có kích thước gọn nhẹ.
D. Có thể cung cấp điện cho những vùng núi, hải đảo.
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Máy phát điện gió và pin mặt trời là thiết bị có công suất nhỏ, gọn nhẹ, có thể cung cấp điện cho những vùng núi, hải đảo
Câu 14: Nhà máy điện kiểu nào sau đây không bị ảnh hưởng bởi thời tiết?
A. Nhà máy điện gió.
B. Nhà máy điện mặt trời.
C. Nhà máy thủy điện.
D. Nhà máy điện hạt nhân.
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Nhà máy điện hạt nhân không bị ảnh hưởng bởi thời tiết
Câu 15: Năng lượng trong pin mặt trời được chuyển hóa như thế nào?
A. Cơ năng thành điện năng.
B. Nhiệt năng thành điện năng.
C. Hóa năng thành điện năng.
D. Quang năng thành điện năng.
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Năng lượng trong pin mặt trời được chuyển hóa từ quang năng thành điện năng.
Câu 16: Nhà máy nhiệt điện kiểu nào không ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Nhiệt điện
B. Thủy điện
C. Quang điện
D. Điện gió
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Nhà máy nhiệt điện kiểu quang điện không ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ
Câu 17: Một búa máy nặng 20kg rơi từ độ cao 1,5m xuống đóng vào một chiếc cọc. Nhiệt lượng mà búa đã truyền cho các vật là:
A. Q = 200J
B. Q = 215J
C. Q = 150J
D. Q = 300J
Đáp án đúng là: D
Cách tính:
Công mà búa máy rơi và đóng vào cọc:
A = P. h – 10. m. h => A = 10.20.1,5 = 300J
Công này chính bằng lượng cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt
Câu 18: Năng lượng trong máy điện gió được biến đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của gió thực hiện công làm quay tuabin của động cơ, chuyển hóa thành điện năng.
B. Cả 3 phương án đều sai.
C. Năng lượng của gió chuyển hóa trực tiếp thành điện năng.
D. Động năng của gió thực hiện công làm quay cánh quạt của động cơ, chuyển hóa thành điện năng.
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Động năng của gió thực hiện công làm quay cánh quạt của động cơ, chuyển hóa thành điện năng
Câu 19: Quan sát sơ đồ trên hình và cho biết đây là sơ đồ mô hình của kiểu nhà máy điện nào?
A. Nhiệt điện
B. Quang điện
C. Nhà máy điện hạt nhân
D. Thủy điện
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Đây là sơ đồ mô hình của kiểu nhà máy nhiệt điện
II. Tự luận
Câu 1: Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 2,5 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong 15 phút thì nhiệt độ nước trong bình tăng từ 250C lên 650C. Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg. độ.
Nhiệt lượng nước hấp thụ để nóng lên:
Q = mc (t2 – t1) = 2,5.4200. (65 – 25) = 420000J
Nếu bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt thì nhiệt lượng mà nước hấp thụ có độ lớn bằng đúng lượng điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước.
Câu 2: Ánh sáng mặt trời mang đến cho mỗi mét vuông trên mặt đất một công suất 0,8 kW. Hiệu suất của pin mặt trời là 10%. Hãy tính xem cần phải làm các tấm pin mặt trời có diện tích tổng cộng là bao nhiêu để cung cấp nhiên điện cho một khu dân cư sử dụng 40 bóng đèn 100W và 20 quạt điện 75W
Tổng công suất điện sử dụng cho khu dân cư:
P = 40.100 + 20.75 = 5500W
Công suất 5500W chỉ bằng 10% công suất do ánh sáng mặt trời cung cấp nên công suất cần thiết do ánh sáng mặt trời cung cấp là:
Diện tích bề mặt của tấm pin mặt trời:
Câu 3: Một mét vuông pin mặt trời nhận được năng lượng với công suất là 0,5 kW. Nếu diện tích tổng cộng của pin là 50m2 thì:
a) Công suất đó đủ để thắp sáng bao nhiêu bóng đèn loại 60W? Biết hiệu suất của pin là 12%.
b) Công suất đó dùng trong thời gian 10 phút thì đun sôi được bao nhiêu lít nước từ 250C? Biết hiệu suất của ấm đun là 60%, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg. K
a) Công suất tiêu thụ của pin:
Công suất tiêu thụ của đèn:
Số bóng đèn được thắp sáng:
b) Điện năng của pin cung cấp:
Nhiệt lượng do nước thu:
Qn = Q. H = 1800000.0,6 = 1080000J
Lượng nước đun sôi:
Qn = m. c. (ts – tđ) ⇒ V = 3,2 lít
Câu 4: Một nhà máy nhiệt điện dùng than đá có công suất 1000MW. Hỏi trong một ngày nhà máy đó phải tiêu thụ lượng than đá là bao nhiêu? Biết hiệu suất của nhà máy là 50%, năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg.
Một ngày nhà máy điện sinh ra một công:
A = 109.24.3600 = 864.1011 J
Nhiệt lượng tỏa ra của than đá khi bị đốt cháy trong một ngày:
Lượng than đá cần tiêu thụ trong một ngày:
Câu 5: Những ngày trời nắng không có mây, bề mặt có diện tích 1m2 của tấm pin Mặt Trời để ngoài nắng nhận được một năng lượng Mặt Trời là 500J trong 1s. Hỏi cần phủ lên mái nhà một tấm pin Mặt Trời có diện tích tối thiểu là bao nhiêu để có đủ điện thắp sáng hai bóng đèn có công suất 100W và một máy thu hình có công suất 75W. Biết rằng hiệu suất của pin Mặt Trời là 10%.
Công suất tiêu thụ của hai bóng đèn và máy thu hình là:
Công suất tiêu thụ của pin mặt trời là:
Công suất tiêu thụ của pin mặt trời trên 1m2 là:
Vậy diện tích tối thiểu của pin là:
Câu 6: Trên mặt hồ chứa nước của một nhà máy thủy điện có một lớp nước dày 5m ở độ cao 200m so với cửa vào của tuabin. Hỏi lớp nước đó có thể cung cấp một năng lượng điện là bao nhiêu? Biết rằng hiệu suất của nhà máy là 70%, trọng lượng riêng của nước là 104 N/m3 và diện tích của lớp nước là 1km2.
Trọng lượng của lớp nước:
P = d. V = d. S. h2 = 104.106.5 = 5.1010 N
Công do lớp nước thực hiện:
A = P. h1 = 5.1010. 200 = 1013J
Công được chuyển hóa thành điện năng:
AĐ = 1013.0,7 = 7.1012J
Câu 7: Thả cho viên bi lăn từ đỉnh A xuống chân B của một mặt phẳng nghiêng. Hãy chỉ rõ thế năng và động năng của viên bi biến đổi như thế nào?
Khi lăn xuống, vận tốc của bi tăng dần làm động năng của bi tăng dần, mặt khác độ cao của bi giảm dần nên thế năng của bi giảm dần.
Câu 8: Tại sao về mùa khô, ít mưa, công suất của các nhà máy thủy điện lại giảm đi?
Về mùa khô, do ít mưa mà mực nước trong hồ chứa giảm đi, thế năng của nước trong hồ chứa giảm, qua các giai đoạn biến đổi của năng lượng, cuối cùng lượng điện năng sản xuất được cũng giảm theo.
Câu 9: Thả một quả bóng cao su từ độ cao h xuống nền đất cứng và bị nảy lên. Sau mỗi lần nảy lên độ cao giảm dần, nghĩa là cơ năng giảm dần. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao?
Điều đó không có gì trái với định luật bảo toàn năng lượng. Vì trong quá trình va chạm với nền đất cứng, một hiện tượng khác đã xảy ra mà ta không nhận biết được bằng mắt đó là một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng làm nóng quả bóng và nóng chỗ đất cứng.
Câu 10: Trong một nhà máy thủy điện có một tuabin làm cho máy phát điện quay theo, cung cấp cho ta năng lượng điện. Tuabin này quay liên tục nhờ nước ở hồ chứa mà ta không mất công bơm lên. Một học sinh cho rằng tuabin này chính là một động cơ vĩnh cửu. Theo em, ý kiến như thế có đúng không? Tại sao?
Ý kiến như vậy là không đúng. Tuabin không phải là một động cơ vĩnh cửu. Muốn cho tuabin hoạt động phải cung cấp cho nó một năng lượng, đó chính là năng lượng của nước.