Trang chủ > Lớp 9 > Lý thuyết & 500 bài tập Vật Lí 9 có đáp án > Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Điện trở của dây dẫn

a) Xác định thương số Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm ảnh 1 đối với mỗi dây dẫn

- Đối với một dây dẫn nhất định, tỉ số Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm ảnh 1 có giá trị không đổi.

- Đối với các dây dẫn khác nhau, tỉ số Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm ảnh 1 có giá trị khác nhau.

b) Điện trở

- Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

- Kí hiệu điện trở là: R.

- Đơn vị của điện trở là Ôm (kí hiệu là Ω)

Các đơn vị khác:

+ Kilôôm (kí hiệu là k): 1 kΩ = 1.000 Ω

+ Mêgaôm (kí hiệu là M): 1 MΩ = 1.000.000 Ω

- Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là:

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 0

- Công thức xác định điện trở dây dẫn: Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 1

Trong đó:

R là điện trở (Ω)

U là hiệu điện thế (V)

I là cường độ dòng điện (A)

2. Định luật Ôm

- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

- Hệ thức biểu diễn định luật: Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 2

Trong đó:

R là điện trở (Ω)

U là hiệu điện thế (V)

I là cường độ dòng điện (A)

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế

Thiết lập mạch điện như hình vẽ.

- Mắc ampe kế nối tiếp với điện trở (R) để đo cường độ dòng điện IR qua điện trở.

- Mắc vôn kế song song với điện trở để đo hiệu điện thế UR giữa hai đầu R.

- Tính Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 3

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 4

B. Trắc nghiệm & Tự luận

Câu 1: Nội dung định luật Ôm là:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây

Câu 2: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

…………. của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.

A. Điện trở

B. Chiều dài

C. Cường độ

D. Hiệu điện thế

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Điện trở của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt

Câu 3: Biểu thức đúng của định luật Ôm là:

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 5

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Biểu thức đúng của định luật Ôm là: Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm ảnh 8

Câu 4: Một dây dẫn có điện trở 50 Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp ánchịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:

A. 1500V

B. 15V

C. 60V

D. 6V

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Hiệu điện thế lớn nhất: U = I. R = 0,3.50 = 15V

Câu 5: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của điện trở?

A. Ôm

B. Oát

C. Vôn

D. Ampe

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Đơn vị của điện trở là Ôm

Câu 6: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?

A. 1A

B. 1,5A

C. 2A

D. 2,5A

Đáp án đúng là: B

Giải thích:

Điện trở dây dẫn: Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 6

Cường độ dòng điện: Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 7

Câu 7: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?

A. tăng 5V

B. tăng 3V

C. giảm 3V

D. giảm 2V

Đáp án đúng là: B

* Cách tính như sau:

Từ định luật Ôm ta có điện trở của bóng đèn:

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 8

Khi tăng thêm cường độ dòng điện là: Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 9

Vậy ta phải tăng U thêm Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 11

Câu 8: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?

Từ định luật Ôm ta có điện trở của bóng đèn:

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm ảnh 16

Khi giảm hiệu điện thế:

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Vậy cường độ dòng điện:

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 12

Câu 9: Cho hai dây dẫn có giá trị điện trở là R1 và R2. Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu mỗi dây dẫn lần lượt là U1 và U2. Biết R2 = 2. R1 và U1 = 2. U2. Khi đưa ra câu hỏi so sánh cường độ dòng điện chạy qua hai dây dẫn đó, bạn A trả lời: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì U1 lớn hơn U2 2 lần”. Bạn B lại nói rằng: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì R1 nhỏ hơn R2 2 lần”. Vậy bạn nào đúng? Bạn nào sai? Tại sao?

Trả lời:

Theo định luật Ôm, cường độ dòng điện qua các điện trở được tính theo công thức:

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 13

⇒ Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 4 lần ⇒ Hai bạn đều sai

Câu 10: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 14

Khi K1 và K2 đều đóng, ampe kế chỉ 0,5A. Nếu thay R1 bằng R2 thì thấy ampe kế chỉ 1,25A. Hãy so sánh R1 với R2. Biết rằng bộ nguồn không thay đổi.

Trả lời:

Khi K1 và K2 đều đóng:

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm - Vật Lí 9 hình ảnh 15