Trang chủ > Lớp 9 > Giải SBT Lịch Sử 9 > Bài 5: Các nước Đông Nam Á - trang 16 SBT Lịch Sử 9

Bài 5: Các nước Đông Nam Á - trang 16 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1 trang 16,17 SBT Lịch Sử 9

1. (trang 16 SBT Lịch Sử 9): Trước chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân Phương Tây

A. Việt Nam

B. Thái Lan

C. Xin-ga-po

D. In-đô-nê-xi-a

Đáp án đúng là: B

2. (trang 17 SBT Lịch Sử 9): Năm 1945, các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập gồm

A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po

D. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Mã Lai

Trả lời:

Đáp án B

3. (trang 17 SBT Lịch Sử 9): Nước Lào tuyên bố độc lập vào ngày

A. 2-10-1945 B. 10-10-1945

C. 12-10-1945 D. 22-10-1945

Trả lời:

Đáp án C

4. (trang 17 SBT Lịch Sử 9): Tháng 9-1945, Mĩ cùng với Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á về lĩnh vực quân sự

A. Thúc đẩy sự hợp tác giữa Mĩ, Anh, Pháp với các nước Đông Nam Á về lĩnh vực quân sự

B. Bảo vệ hoà bình cho khu vực Đông Nam Á

C. Xây dựng căn cứ quân sự của Mĩ, Anh, Pháp ở khu vực Đông Nam Á

D. Ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

Đáp án D

5. (trang 17 SBT Lịch Sử 9): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày

A. 6-8-1967 B. 8-8-1967

C. 10-8-1967 D. 12-8-1967

Trả lời:

Đáp án B

6. (trang 17 SBT Lịch Sử 9): Các nước tham gia sáng lập ASEAN gồm

A. In-đô-nê-xa-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan

B. Việt Nam, Lào, Cam-phu-chia, Thái Lan, Xin-ga-po

C. Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nên-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.

D. In-đô-nên-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.

Trả lời:

Đáp án A

7. (trang 17 SBT Lịch Sử 9): Quốc gia ở Đông Nam Á đã trở thành “ con rồng “ kinh tế ở Châu Á là

A. Thái Lan B. Việt Nam

C. Xin-ga-po D. Ma-lai-xi-a

Trả lời:

Đáp án C

8. (trang 17 SBT Lịch Sử 9): Việt Nam chính thức ra nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN vào

A. Tháng 7-1992 B. Tháng 7-1993

C. Tháng 7-1994 D. Tháng 7-1995

Trả lời:

Đáp án D

Bài tập 2. (trang 17,18 SBT Lịch Sử 9): Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [] trước câu trả lời sau

1. [] sau khi Phát xịt Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện, ba nước Đông Dương lần lượt dành độc lập vào cuối năm 1945.

2. [] từ những năm 50 của thế kỉ XX, Mĩ tưng bước can thiệp vào khu vự Đông Nam Á

3. [] Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng với nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

4. [] tháng 12-1976, các nước ASEAN đã kí hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Băng Cốc (Thái Lan)

5. [] tháng 7-1992, Việt Nam chính thức tham ra hiệp ước Ba-li (1976). Đây là bước đầu tiên để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt động khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

Đúng 2,3,4; Sai 1,4

Bài tập 3. (trang 18 SBT Lịch Sử 9): Hãy nối ô bên trái với các ô bên phải cho phù hợp về nội dung lịch sử:

Bài tập 3 trang 18 SBT Lịch Sử 9 ảnh 1

Trả lời:

Nối 1 với a, c, e; 2 với b, d, g

Bài tập 4. (trang 18 SBT Lịch Sử 9): Điền các sự kiện lịch sử vào bảng sau thể hiện bước phát triển của ASEAN kể từ khi thành lập đến nay

Thời gianBước phát triển của ASEAN
Năm 1967
Năm 1976
Năm 1992
Năm 1994
Năm 1995
Năm 1997
Năm 1999
Trả lời:
Thời gianBước phát triển của ASEAN
Năm 1967ASEAN là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế
Năm 1976ASEAN có sự khởi sắc
Năm 1992Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)
Năm 1994Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập: Hợp tác về chính trị-an ninh trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác cũng ngày càng được củng cố và phát triển.
Năm 1995Ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ): Một trong những thành tố cơ bản của Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ năm 1971 là ý tưởng thiết lập khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân.
Năm 1997ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020: định hướng phát triển lớn của ASEAN trong những thập kỷ đầu thế kỷ 21, hướng tới mục tiêu xây dựng một tập hợp hài hòa các dân tộc ở Đông Nam Á, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn kết chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ đối tác năng động và một cộng đồng của các xã hội đùm bọc lẫn nhau
Năm 1999Mở rộng thành viên của ASEAN, Brunây (1984), Việt Nam (7/1995), Lào và Miama (1997), Campuchia (1999).

Bài tập 5. (trang 19 SBT Lịch Sử 9): Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hoá như thế nào trong đường lối đối ngoại?

Trả lời:

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:

+ Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.

+ Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.

- Như thế từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

Bài tập 6. (trang 19 SBT Lịch Sử 9): Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của ASEAN. - Hoàn cảnh ra đời... - Mục tiêu hoạt động...

Trả lời:

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm:

Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập (viết tắt ASEAN) tại Băng

Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

* Mục tiêu họat động:

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 9 học kì 1 có đáp án A. Trắc nghiệm

Câu 1. Nhiệm vụ chính của nhân dân Liên Xô trong kế hoạch 5 năm 1946-1950 là

A. Khôi phục kinh tế và phát triển đất nước sau chiến tranh.

B. Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

C. củng cố tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh

D. tất cả các nhiệm vụ trên

Câu 2. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã khẳng định

A. Vị trí cường quốc số một thế giới về vũ khí nguyên tử của Liên xô

B. Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thanhf công bom nguyên tử

C. Liên Xô phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ

D. Sự lớn mạnh vượt bậc của hệ thống XHCN.

Câu 3. Sự hình thành chính thức hệ thống XHCN được đánh dấu bằng sự kiện

A. Liên Bang Xô Viết được thành lập, chiếm 1/6 diện tích thế giới

B. Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời sau Chiến Tranh thế giới thứ hai

C. Hội đông tương trợ kinh tế (SEV)được thành lập ngày 8-1-1949.

D. Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bắt tay vào việc xây dựng CNXH (năm 1949).

Câu 4. Nước duy nhất ở Châu Á được xếp vào hàng các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) là

A. Hàn Quốc

B. Trung Quốc

C. Nhật bản

D. Xin-ga-po

Câu 5. Các nước ở Châu Á được coi là “ con rồng “ kinh tế- nước công nghiệp mới (NICs) là

A. Hàn Quốc, Trung Quốc

B. Đài Loan, Hông Công

C. Hàn Quốc, Xin-ga-po

D. Trung Quốc, Ấn Độ

Câu 6. Trọng tâm của công cuộc xây dựng CNXH đặc sắc ở Trung Quốc là

A. Xây dựng kinh tế thực hiện chính sách cải cách- mở cửa

B. cải tổ vè chính trị- tư tưởng

C. xây dựng về kinh tế- cải tổ về chính trị

D. xây dựng nền kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng đặc sắc Trung Quốc

Trả lời:

123456
ACCCCA
B. Tự luận

Câu 1. Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?

Câu 2. Hãy cho biết đường lối mới mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đề ra với trọng tâm là gì và nhằm mục tiêu ra sao? sau 20 năm thực hiện công cuộc cải cách - mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn như thế nào?

Câu 3. Phân tích hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN.

Trả lời:

Câu 1. Tới năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% (kế hoạch dự định tăng 48%), hơn 6 000 nhà máy được khắc phục và xây dựng mới đã đi vào hoạt động. Một số ngành sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Trong thời kì này, nền khoa học-kĩ thuật Xô viết đã có sự phát triển vượt bậc. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.

Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ, sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%. Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghịêp của toàn thế giới.

Trong thời kì này, nền khoa học - kĩ thuật Xô viết vẫn trên đà phát triển mạnh mẽ và gặt hái được những thành công vang dội. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1961, Liên xỏ phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất và cũng là nuớc dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ...

Câu 2. – Tháng 12 – 1978, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đã vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc.

– Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối này được nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc.

– Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”

Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc:

Con đường xã hội chủ nghĩa.

Chuyên chính dân chủ nhân dân.

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Mao Trạch Đông.

– Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

Thành tựu.

Kinh tế: Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 8% – năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.

Chính trị – xã hội: đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Thu hồi được Hồng Kông (7 – 1997) và Ma CaO (12 – 1999)

Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian)

Về đối ngoại: bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.

Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Vai trò của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế.

Câu 3.

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm:

Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập (viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

- Mục tiêu họat động:

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.