Trang chủ > Lớp 9 > Giải BT Lịch sử 9 > Bài 5: Các nước Đông Nam Á - trang 22 Lịch Sử 9

Bài 5: Các nước Đông Nam Á - trang 22 Lịch Sử 9

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 5 trang 22

Bài 5: Các nước Đông Nam Á Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 5 trang 22

Câu hỏi trang 22 sgk Lịch Sử 9:

- Hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945.

Hướng dẫn giải:

Những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945:

- Ngay khi Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành độc lập.

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, các nước đế quốc trở lại xâm lược các nước ở Đông Nam Á. Nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50, các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập dân tộc.

- Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á và tiến hành xâm lược: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.

- Từ những năm 50, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: Một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).

Câu hỏi trang 24 sgk Lịch Sử 9:

- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại?

Hướng dẫn giải:

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại cụ thể như sau:

+ Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.

+ Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.

- Như thế từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

Câu hỏi trang 24 sgk Lịch Sử 9:

- Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN.

Hướng dẫn giải:

- Hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN

Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN

+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập (viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

Mục tiêu họat động của tổ chức ASEAN

- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.


Câu 1 trang 25 sgk Lịch Sử 9 ảnh 1

Câu 2 (trang 25 sgk Lịch Sử 9): Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

Hướng dẫn giải:

Có thể nói, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:

+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.

Như thế:

+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

+ Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.