Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai - trang 45 Lịch Sử 9
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 11 trang 45
Câu hỏi trang 45 sgk Lịch Sử 9:
- Hội nghị I-an-ta đã có những quyết định nào và hệ quả của những quyết định đó?
Hướng dẫn giải:
* Hội nghị I-an-ta đã thông qua những quyết đinh quan trọng sau:
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vị ảnh hưởng giữa các nước chiến thắng.
* Hệ quả của những quyết định đó:
Những quyết định của hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau chiến tranh, thường được gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta” đứng đầu là Liên Xô và Mĩ.
Câu hỏi trang 46 sgk Lịch Sử 9:
- Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là gì?
Hướng dẫn giải:
* Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc:
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc.
+ Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
Câu hỏi trang 46 sgk Lịch Sử 9:
- Em hãy nêu lên những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết.
Hướng dẫn giải:
* Những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam đó là:
- Từ khi Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc (9-1977), quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng phát triển.
- Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam: FAO (Tổ chức nông — lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)...
Câu hỏi trang 46 sgk Lịch Sử 9:
- Hãy nêu những biểu hiện của tình hình “chiến tranh lạnh” và hậu quả của nó.
Hướng dẫn giải:
* Những biểu hiện của tình hình "Chiến tranh lạnh":
- Một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã nhanh chóng chuyển từ đồng minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu gay gắt. Đó là tình trạng "chiến tranh lạnh" giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, kéo dài hơn 40 năm (1945 - 1989).
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; đồng thời gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, đó là:
+ Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
+ Các cường quốc đã chi một khối lượng khủng về tiền của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự.
+ Loài người phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...
Câu 1 (trang 47 sgk Lịch Sử 9): Hãy nêu lên những xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
Hướng dẫn giải:* Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế:
+ Xuất hiện xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Đang xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
* Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
Câu 2 (trang 47 sgk Lịch Sử 9): Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì?
Hướng dẫn giải:Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay đó là: Dốc sức vào sản xuất, làm ra nhiều của cải để chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, đem lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.
Bài trước: Bài 10: Các nước Tây Âu - trang 42 sgk Lịch Sử 9 Bài tiếp: Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật - trang 51 Lịch Sử 9