Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965) - trang 129 sgk Lịch Sử 9
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 28 trang 129
Câu hỏi trang 129 sgk Lịch Sử 9:
- Sau Hiệp đinh Giơ-ne-vơ về Đông Dương, tình hình nước ta như thế nào?
Hướng dẫn giải:
a) Miền Bắc
- Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
- Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch trở về Thủ đô.
- Ngày 13/5/1955, lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
b) Miền Nam
- Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơnevơ...
- Mỹ thay Pháp, đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Câu hỏi trang 130 sgk Lịch Sử 9:
- Trình bày quá trình thực hiện, kết quả và ý nghĩa của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc nước ta (1953 – 1957).
Hướng dẫn giải:
* Quá trình thực hiện:
- Cải cách ruộng đất đã được tiến hành từu cuối năm 1953 ở một số xã thuộc vừng tự do. Từ cuối năm 1954 đến năm 1957 thực hiện 4 đợt trên toàn miền Bắc.
* Kết quả:
- Cách mạng lấy từ tay địa chủ 81 vạn héc ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu công cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân. Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đua nông dân lên địa vị làm chủ ở nông thôn.
* Ý nghĩa:
- Bộ mặt miền Bắc thay đổi, giai cấp địa chủ phong kiến không còn, khối công nông liên minh được củng cố.
- Góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Câu hỏi trang 131 sgk Lịch Sử 9:
- Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957)?
Hướng dẫn giải:
- Đến cuối năm 1957, sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nạn đói có tính chất kinh niên được giải quyết về cơ bản.
- Về công nghiệp, giai cấp công nhân với tinh thần dựa vào sức mình là chính đã nhanh chóng khôi phục và mở rộng hầu hết các cơ sở công nghiệp quan trọng như mỏ than Hòn Gai, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy điện Hà Nội…; xây dựng thêm nhiều nhà máy như nhà máy cơ khí Hà Nội, diêm Thống Nhất, gỗ Cầu Đuống, thuốc lá Thăng Long, cá hộp Hải Phòng, chè Phú Thọ... Đến cuối năm 1957, miền Bắc có tất cả 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lí.
- Về thủ công nghiệp, có nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất thêm, bảo đảm nhu cầu tối thiểu của đời sống, giải quyết phần nào việc làm cho người lao động. Đến cuối năm 1957, số thợ thủ công miền Bắc tăng gấp hai lần so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Về thương nghiệp, hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, đã cung cấp ngày càng nhiều mặt hàng cho nhân dân; giao lưu hàng hóa giữa các địa phương ngày càng phát triển: hoạt động ngoại thương dần dần tập trung vào tay Nhà nước. Đến cuối năm 1957, miền Bắc đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.
- Về giao thông vận tải, gần 700 km đường sắt bị phá được khôi phục; sửa chữa và làm mới hàng nghìn km đường ô tô; xây dựng lại và mở rộng thêm nhiều bến cảng như Hải Phòng. Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy, Đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.
Câu hỏi trang 131 sgk Lịch Sử 9:
- Hãy trình bày ý nghĩa của những thành tựu đó.
Hướng dẫn giải:
Trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957), miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu. Những thành tựu này có ý nghĩa đã phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, củng cố miền Bắc, cổ vũ nhân dân miền Nam chiến đấu.
Câu hỏi trang 132 sgk Lịch Sử 9:
- Trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa, miến Bắc đã đạt được những thành tựu gì?
Hướng dẫn giải:
- Trong ba năm tiếp theo (1958 - 1960), miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh nhằm vận động những nông dân cá thể, những thợ thủ công, những thương nhân và nhà tư sản tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã, quốc doanh hoặc công tư hợp doanh. Khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
- Kết quả:
+ Xóa bỏ chế độ người bóc lột người, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh.
+ Hợp tác xã đã bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho những người ra đi chiến đấu và phục vụ vụ chiến đấu.
Câu hỏi trang 132 sgk Lịch Sử 9:
- Hãy nêu những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong việc thực hiện nhiệm vụ trên.
Hướng dẫn giải:
* Hạn chế: trong cải tạo ta mắc phải một số sai lầm là:
- Đã đồng nhận cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể.
- Thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng có lợi. Vì vậy đã làm cho hợp tác xã không phát huy được tác dụng tích cực, chủ động, sáng tạo của xã viên trong sản xuất.
* Nguyên nhân: trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ ta còn chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn, muốn nhanh chóng hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa để bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu hỏi trang 133 sgk Lịch Sử 9:
- Phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ đã diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Trong hai năm đầu, nhân dân miền Nam đấu tranh dưới hình thức đấu tranh chính trị, chống MT - Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Mở đầu là "phong trào hòa bình" ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Tại Sài Gòn - Chợ Lớn và khắp miền Nam, những "Ủy ban bảo vệ hòa bình" được thành lập.
- Khi Mĩ - Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp phong trào, mở những chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng", từ những năm 1958 - 1959, phong trào đấu tranh chuyển sang kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Câu hỏi trang 135 sgk Lịch Sử 9:
- Phong trào “Đồng khởi” (1959 -1960) nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó?
Hướng dẫn giải:
* Hoàn cảnh
- Trong những năm 1957 - 1959, Mĩ — Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam; ra sắc lệnh "đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện "đạo luật 10/59" công khai chém giết những người vô tội khắp miền Nam...
- Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.
* Diễn biến:
- Dưới ánh sáng nghị quyết của Đảng, phong trào nổi dậy của quân ta ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Trà Bồng (Quảng Ngãi)... sau đã lan rộng ra khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng với cuộc "Đồng khởi", tiêu biểu nhất là ở Bến Tre.
- Ngày 17-1-1960, phong trào nổ ra ở huyện Mỏ Cày, sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch ở thôn, xã, ở những nơi đó, ủy ban nhân dân tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân ra đời và phát triển.
- Từ Bến Tre, phong trào "Đồng khởi" như nước vỡ bờ nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
* Ý nghĩa:
- Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960).
Câu hỏi trang 136 sgk Lịch Sử 9:
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp trong hoàn cảnh lịch sử nào?
Hướng dẫn giải:
Giữa lúc miền Bắc đang giành thắng lợi to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có bước phát triển nhảy vọt với phong trào “Đồng khởi”, thì vào tháng 9 - 1960, Đảng Lao động Việt Nam họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tại Thủ đô Hà Nội.
Câu hỏi trang 136 sgk Lịch Sử 9: - Hãy trình bày nội dung và ý nghĩa lịch sử của Đại hội.
Hướng dẫn giải:
* Nội dung:
- Xác định nhiệm vụ cách mạng từng miền: miền Bắc tiến hành mạng xã hội chủ nghĩ, miền Nam đấy mạnh cách mạng dân tộc nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
- Nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền là: hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, giải quyết mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai.
- Xác định vị trí, vai trò của cách mạng từng miền.
- Đề ra đường lối chung của cả thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội được cụ thể hóa trong kế hoạch 5 năm (1961 – 1965) thực hiện ở miền Bắc.
- Bầu ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị của Đảng, bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng và Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất.
* Ý nghĩa của Đại hội Đảng lần thứ III đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam:
- Đại hội là mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển trong quá trình xác định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đương lối đấu tranh thống nhất đất nước, là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng, toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà. ”
Câu hỏi trang 138 sgk Lịch Sử 9:
- Hãy nêu những thành tựu của miền Bắc trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965)
Hướng dẫn giải:
- Công nghiệp: đẩy mạnh tốc độ xây dựng các cơ sở công nghiệp.
+ Công nghiệp nặng có khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà, phân đạm Bắc Giang, ...
+ Công nghiệp nhẹ có các khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình, các nhà máy đường Vạn Điểm, sứ Hải Dương...
- Nông nghiệp: xây dựng và phát triển nông trường, lâm trường quốc dân, trại thí nghiệm cây trồng và chăn nuôi...
+ Áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật, sử dụng cơ khí trong nông nghiệp ngày càng tăng, phát triển hệ thống thủy nông nhờ có diện tích nước tưới được mở rộng.
+ Nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn trên 1 héc ta. Trên 90% hộ nông dân vào hợp tác xã, trong đố 50% lên hợp tác xã bậc cao.
- Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường, góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
- Giao thông vận tải: các mạng lưới đường bộ, đường sắt, sông, biển được xây dựng và củng cố, hoàn thiện, phục vụ đắc lực cho giao lưu kinh tế củng cố quốc phòng.
- Văn hóa, giáo dục, y tế tiến bộ đáng kể.
Câu hỏi trang 140 sgk Lịch Sử 9:
- Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961 – 1965), Mi đã thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì?
Hướng dẫn giải:
- Âm mưu: chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" - một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, do "cố vấn" Mĩ chỉ huy cùng với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mì. Âm mưu cơ bản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là "dùng người Việt trị người Việt".
- Thủ đoạn: được sự hỗ trợ của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành dồn dân lập "ấp chiến lược", nhằm tách dân khỏi cách mạng, tiến tới bình định miền Nam.
- Mĩ và chính quyền Sài Gòn còn tiến hành các hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn mọi sự chi viện cho miền Nam.
Câu hỏi trang 141 sgk Lịch Sử 9:
- Nêu những thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961- 1965).
Hướng dẫn giải:
- Quân dân miền Nam đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn bằng kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy với tiến công trên cả ba vùng chiến lược, bằng cả ba mũi chính trị, quân sự và binh vận.
- Năm 1962, quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh.
- Trên mặt trận chống phá “bình định”, ta và địch tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”. Đến giữa năm 1963, địch chỉ lập được non nửa số ấp dự kiến (khoảng 7500 ấp). Số ấp lập được đó bị ta phá đi, phá lại nhiều lần hoặc bị ta biến thành làng chiến đấu. Đến cuối năm 1964, đầu năm 1965, chỉ còn lại 1/3.
- Trên mặt trận quân sự, quân dân ta ở miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2/1/1963. Sau trận Ấp Bắc, trên khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
- Phong trào đấu tranh chính trị nổ ra mạnh mẽ ở các đô thị, ngày 8/5/1963, hai vạn tăng ni, phật tử Huế biểu tình phản đối việc chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật. Ngô Đình Diệm ra lệnh đàn áp. Một làn sóng ủng hộ phong trào Phật tử Huế lan nhanh ra cả nước, mạnh nhất ở Sài Gòn. Ngày 11/6/1963, ngay trên đường phố Sài Gòn, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.
- Phối hợp với đấu tranh chính trị của quần chúng, lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch Đông – Xuân 1964 – 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.
Với những chiến thắng dồn dập, quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Câu 1 (trang 141 sgk Lịch Sử 9): Sau khi thực hiện các kế hoạch 1954 – 1957 và 1958 – 1960, miền Bắc đã có những thay đổi gì?
Hướng dẫn giải:- Qua 5 đợt cải cách ruộng đất (tiến hành từ cuối năm 1953 đến năm 1956), có khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ lấy từ tay giai cấp địa chủ chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân.
- Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực. Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ. Giai cấp nông dân được giải phóng, trở thành người chủ ở nông thôn.
- Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc đã thay đổi cơ bản, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối công nông liên minh được củng cố. Thắng lợi của cải cách ruộng đất góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
- Trong ba năm tiếp theo (1958 - 1960), miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh nhằm vận động những nông dân cá thể, những thợ thủ công, những thương nhân và nhà tư sản tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã, quốc doanh hoặc công tư hợp doanh. Khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
- Kết quả cải tạo là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh. Hợp tác xã đã bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho những người ra đi chiến đấu và phục vụ vụ chiến đấu.
Câu 2 (trang 114 sgk Lịch Sử 9): Hậu phương miền Bắc đã chi viện như thế nào cho tiền tuyến miền Nam từ năm 1961 đến năm 1965?
Hướng dẫn giải:- Về vật chất:
+ Miền Bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất, vũ khí, phương tiện kỹ thuật do nước ngoài viện trợ; tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải biên, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài; tổ chức vận chuyển vượt hàng nghìn kilômét dưới bom đạn đánh phá của địch tới các chiến trường, các vùng giải phóng.
+ Miền Bắc đưa vào miền Nam khối lượng vật chất gấp 10 lần so với những năm từ 1961 đến 1964. Con số đó trong những năm chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” còn tăng gấp nhiều lần.
- Về tinh thần:
Miền Bắc thực sự là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho những người ra trận, cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu ở miền Nam, đặc biệt trong những lúc cách mạng miền Nam bị tổn thất, gặp nhiều thử thách, khó khăn…
Câu 3 (trang 141 sgk Lịch Sử 9): Lập bảng các niên đại và sự kiện về thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 – 1965).
Hướng dẫn giải:Chính trị | Quân sự | Ấp chiến lược, bình định |
Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Nổi bật là phong trào của đội quân "Tóc dài" các tăng ni, phật tử chống sự kì thị đàn áp của tôn giáo của chính quyền Diệm... phong trào của học sinh sinh viên làm vùng "Hậu cứ" của địch | Những năm 1961-1962 quân ta đã đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của địch vào căn cứ cách mạng ở chiến khu D căn cứ U Minh, Tây Ninh | Diễn ra cuộc đấu tranh giằng co quyết liệt giữa ta và địch |