Bài 4: Các nước châu Á - trang 15 Lịch Sử 9
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 4 trang 15
Câu hỏi trang 15 sgk Lịch Sử 9:
- Hãy nêu những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945.
Hướng dẫn giải:
Những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành độc lập.
- Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định, bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á.
- Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ, hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ hại.
- Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po, Thái Lan...
Câu hỏi trang 16 sgk Lịch Sử 9:
- Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Hướng dẫn giải:
* Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
- Với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã kết thúc 100 năm bị đế quốc, phong kiến, tư sản mại bản nô dịch thống trị và mở ra một kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội trong lịch sử Trung Quốc.
- Tăng cường lực lượng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
- Có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong tròa giải phóng dân tộc châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.
Câu hỏi trang 18 sgk Lịch Sử 9:
- Hãy trình bày những thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 – 1957) của nhân dân Trung Quốc.
Hướng dẫn giải:
* Những thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 – 1957) của nhân dân Trung Quốc:
- Từ năm 1953, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 - 1957). Nhờ sự lao động quên mình của nhân dân và những giúp đỡ to lớn của Liên Xô, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Bộ mặt đất nước Trung Quốc thay đổi rõ rệt.
- Trong 5 năm, 246 công trình đã được xây dựng và đưa vào sản xuất sản lượng công nghiệp tăng 140%, sản lượng nông nghiệp tăng 25% so với năm 1952.
- Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hoà bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới. Địa vị quốc tế của Trung Quốc được khẳng định vững chắc.
Câu hỏi trang 18 sgk Lịch Sử 9:
- Hãy nêu hậu quả của đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại cách mạng văn hóa vô sản” đối với Trung Quốc thời kì này.
Hướng dẫn giải:
* Hậu quả của đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại cách mạng văn hóa vô sản” đối với Trung Quốc thời kì này:
- Với đường lối "Ba ngọn cờ hồng” đã làm cho nền kinh tế đất nước trở nên hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân điêu đứng, nạn đói xảy ra khắp nơi.
- Cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản” đã gây nên tình trạng hỗn loạn trong cả nước và để lại những thảm họa nghiêm trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của đất nước và người dân Trung Quốc.
Câu 1 (trang 20 sgk Lịch Sử 9): Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay.
Hướng dẫn giải:* Những thành tựu của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay.
- Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trung bình hàng năm tăng 9,8% đạt giá trị 1974,8 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ 7 thế giới.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 là 325,06 tỉ USD. Cũng tính đến năm 1997, các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào Trung Quốc hơn 521 tỉ USD và 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc.
- Từ năm 1978 - 1997, thu nhập bình quân tính theo đầu người ở nông thôn tăng từ 133,6 lên 1090,1 nhân dân tệ, ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
Câu 2 (trang 20 sgk Lịch Sử 9): Trình bày ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI
Hướng dẫn giải:* Ý nghĩa của những thành tựu trong công cuộc cải cách - mở cửa khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI:
- Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh.
- Tình hình chính trị xã hội Trung Quốc đang ổn định.
- Địa vị trên trường quốc tế của Trung Quốc được nâng cao.
- Tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đối với các nước trên thế giới và ngược lại, sự hội nhập của nền kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, thương mại của thế giới đối với thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc.
Bài trước: Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa - Bài tiếp: Bài 5: Các nước Đông Nam Á - trang 22 Lịch Sử 9