Trang chủ > Lớp 9 > Giải BT Lịch sử 9 (ngắn nhất) > Lịch Sử 9 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX - trang 10

Lịch Sử 9 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX - trang 10

Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 2 trang 10: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào và kết quả cuối cùng ra sao?

Hướng dẫn giải:

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu diễn ra từ tháng 3/ 1985 khi Goóc – ba – chốp lên nắm quyền:

* Nội dung của công cuộc cải tổ như sau:

- Về chính trị:

+ Thực hiện chế độ tổng thống.

+ Thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, xóa bỏ chế độ một đảng

+ Tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.

- Về kinh tế:

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

+ Ra các đạo luật thành lập các hợp tác xã.

+ Trao quyền xuất khẩu cho các xí nghiệp.

* Kết quả: cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lung túng. Đất nước lún sâu vào khủng hoảng.

- Kinh tế: đề ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước tiếp tục suy giảm.

- Về xã hội: nhiều cuộc bãi công diễn ra, tệ nạn xã hội gia tăng, nhiều nước cộng hòa đòi li khai, các thế lực chống đối ráo riết hoạt động, …

- Ngày 19-8-1991, diễn ra cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tống thống Gooc-ba-chop nhưng thất gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng:

+ Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.

+ Chính phủ Xô viết bị giải tán, 11 nước cộng hòa tách khỏi Liên bang Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập.

+ Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô bị sụp đổ.

Bài 1 trang 12 Lịch Sử 9: Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn giải:

* Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu diễn ra như sau:

- Cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng.

- Tới năm 1988, khủng hoảng lên tới đỉnh cao.

+ Cuộc khủng hoảng sớm nhất ở Ba Lan (1978) sau đó lan sang các nước Đông Âu khác.

+ Lợi dụng tình hình đó cùng với sự tiếp sức của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, các thế lực chống Chủ nghĩa xã hội ra sức kích chống phá.

- Đảng Cộng sản ớ các nước Đông Âu phải tuyên bó từ bỏ quyền lãnh đạo.

- Kết quả:

+ Ở hầu hết các nước Đông Âu, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội giành được chính quyền nhà nước.

+ Cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.