Lịch Sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) - trang 59
Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 15 trang 59: Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Những ảnh hưởng sau chiến tranh thế gưới thứ nhất tới Việt Nam:
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông với phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc.
=> Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
- Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (3-1919) đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
=> Tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
- Sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản như: Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)...
=> Tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 15 trang 60: Hãy cho biết mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai.
Hướng dẫn giải:
* Mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai:
- Mục tiêu:
+ Đấu tranh đòi quyền lợi.
+ Chống sự chèn ép, áp bức.
+ Đòi các quyền tự do, dân chủ.
- Tính chất: dân chủ tư sản.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 15 trang 60: Trình bày những điểm tích cực và hạn chế của phong trào trên.
Hướng dẫn giải:
Những điểm tích cực và hạn chế của phong trào dân tộc, dân chủ công khai:
Tích cực:
- Mục tiêu phong trào dân tộc của tư sản dân tộc chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế, đấu tranh chống lại sự chèn ép của tư bản nước ngoài, đòi quyền tự do, dân chủ.
- Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân, truyền bá những tư tưởng cách mạng mới.
Hạn chế:
- Hoạt động còn mang tính chất cải lương, phục vụ quyền lợi giai cấp.
- Giai cấp tư sản sẵn sàng thỏa hiệp với thực dân Pháp khi được chúng cho một số quyền lợi.
- Đấu tranh còn bồng bột, xốc nổi, chưa có chính đảng lãnh đạo.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 15 trang 61: Phong trào công nhân nước ta trong mấy năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phát triển trong bối cảnh nào?
Hướng dẫn giải:
* Phong trào công nhân của nước ta phát triển trong bối cảnh:
- Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội.
- Cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và công nhân, thuỷ thủ Trung Quốc ở các bến cảng lớn như Hương Cảng, Thượng Hải.. đã cổ vũ công nhân Việt Nam đấu tranh.
Bài 1 trang 61 Lịch Sử 9: Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Hướng dẫn giải:
Phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thể hiện ở chỗ:
- Bắt đầu đi vào đấu tranh tự giác, có tổ chức lãnh đạo và mục đích chính trị rõ ràng.
- Hình thức đấu tranh: từ đập phá máy móc sang bãi công chính trị.
- Có sự liên kết với phong trào công nhân quốc tế.
Bài 2 trang 61 Lịch Sử 9: Cuộc bãi công Ba Son (8-1925) có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Hướng dẫn giải:
- Những điểm mới của cuộc bãi công Ba Son (Tháng 8/1925) trong phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đó là:
+ Có sự liên kết với phong trào công nhân quốc tế.
+ Chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác
Bài trước: Lịch Sử 9 Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất - trang 57 Bài tiếp: Lịch Sử 9 Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925 - trang 62