Lịch Sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - trang 70
Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 18 trang 70: Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ?
Hướng dẫn giải:
Ý nghĩa quan trọng của Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ:
- Chấm dứt tình trạng chia rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau của ba tổ chức cộng sản.
- Thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản.
- Thông qua Chính cương văn tắt, Sách lược văn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
=> Hội nghị thành lập Đảng năm 1930 có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.
+ Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 18 trang 71: Nội dung Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm chủ yếu nào?
Hướng dẫn giải:
- Những điểm chủ yếu trong nội dung Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương:
+ Khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau tiến lên con đường XHCN.
+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến, đế quốc.
+ Lực lượng của cách mạng là vô sản và nông dân.
+ Lãnh đạo cách mạng: Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản.
+ Phương pháp cách mạng: phát động bạo lực cách mạng giành lấy chính quyền, liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.
+ Vị trí: cách mạng Việt Nam, là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Hạn chế: còn nặng về đấu tranh giai cấp, chưa thấy rõ khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngoài công nông.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 18 trang 71: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hướng dẫn giải:
Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:
+ Khẳng định sự lớn mạnh của giai cấp vô sản Việt Nam, đủ sức lãnh đạo cách mạng.
+ Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
+ Từ đây cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, có đường lối lãnh đạo đúng đắn.
+ Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
=> Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Bài 1 trang 71 Lịch Sử 9: Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?
Hướng dẫn giải:
* Nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam vì:
- Cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá mạnh mẽ vào Việt Nam.
- Tình hình đó cần phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, khi kiên nghị thành lập Đảng Cộng sản không được chấp nhận, đoàn đại biểu Bắc Kì bỏ Đại hội về nước.
- Ngày 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Miền Bắc họp và quyết định thành lập Động Dương Cộng sản đảng.
- 8-1929 An Nam Cộng sản đảng ra đời.
- Một số hội viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng Đảng đã nhóm họp và ra thông đạt thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9-1929).
Bài 2 trang 71 Lịch Sử 9: Hãy cho biết những yêu cầu bức thiết về tổ chức để đảm bảo cho cách mạng Việt Nam phát triển từ năm 1930 về sau.
Hướng dẫn giải:
Những yêu cầu bức thiết về tổ chức để đảm bảo cho cách mạng Việt Nam phát triển từ năm 1930 về sau đó là:
- Cần có đường lối, chính sách đúng đắn.
- Đề ra chương trình hành động nhằm củng cố, giữ vững quyền lãnh đạo, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là công - nông đoàn kết quốc tế để thực hiện mục tiêu cách mạng.
- Cách mạng Việt Nam gắn liền với phong trào Cộng Sản Quốc Tế.
- Khiến nhân dân tin vào Đảng, thức tỉnh, giác ngộ cho nhân dân.
Bài trước: Lịch Sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời - trang 65 Bài tiếp: Lịch Sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 - trang 72