Trắc nghiệm: Truyện Kiều của Nguyễn Du - Ngữ văn 9
Câu 1: Nguyễn Du có tên hiệu là gì?
A. Thanh Hiên
B. Tố Như
C. Thanh Tâm
D. Thanh Minh
Trả lời
Đáp án đúng là: A
Câu 2: Nguyễn Du quê ở đâu?
A. Thanh Miện, Hải Dương
B. Nghi Xuân, Hà Tĩnh
C. Can Lộc, Hà Tĩnh
D. Thọ Xuân, Thanh Hóa
Đáp án đúng là: B. Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Nguyễn du quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Câu 3: Nguyễn Du được cử đi sứ ở Trung Quốc lần 1 vào khoảng thời gian nào?
A. 1786 - 1796
B. 1813 - 1814
C. 1820 - 1821
D. 1823 - 1824
Đáp án đúng là: B. 1813 - 1814
Câu 4: Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du gồm các tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm, gồm 243 bài, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án đúng là: A. Đúng
Câu 5: Tác phẩm truyện Kiều được mượn cốt truyện của truyện nào?
A. Truyện Lục Vân Tiên
B. Truyện Tống Trân- Cúc Hoa
C. Kim Vân Kiều truyện
D. Sở kính tân trang
Đáp án đúng là: C. Kim Vân Kiều truyện
Câu 6: Truyện Kiều là tên gọi do ai đặt?
A. Thanh Tâm tài nhân
B. Nguyễn Du
C. Người dân
D. Không rõ
Đáp án đúng là: C. Người dân
Giải thích: Truyện Kiều là tên gọi chữ Nôm do người dân gọi theo tên của nhân vật chính trong truyện.
Câu 7: Truyện Kiều gồm mấy phần?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án đúng là: A. 3
Giải thích: Truyện Kiều gồm 3 phần: Gặp gỡ và đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ
Câu 8: Đoạn trường tân thanh có nghĩa là gì?
A. Đứt từng mảnh ruột
B. Tiếng kêu mới
C. Con đường dài màu xanh đứt đoạn
D. Tiếng kêu mới tới đứt từng mảnh ruột
Đáp án đúng là: D
Câu 9: Giá trị về mặt nội dung của Truyện Kiều là gì?
A. Giá trị nhân đạo, hiện thực
B. Bức tranh về xã hội bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người
C. Đề cao tài năng, nhân phẩm của con người
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án đúng là: D
Câu 10: Đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của Truyện Kiều là gì?
A. Được dịch ra nhiều thứ tiếng, được giới thiệu ở nhiều nơi trên thế giới
B. Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ
C. Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc
D. Cách khắc họa tính cách con người độc đáo
Đáp án đúng là: B