Trắc nghiệm: Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) - Ngữ văn 9
Câu 1: Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A. Nằm ở phần thứ hai, sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều bán mình chuộc cha
B. Nằm ở phần thứ nhất gặp gỡ và đính ước
C. Nằm ở phần thứ ba, đoàn tụ
D. Đoạn trích nằm ở sau phần đoàn tụ
Đáp án đúng là: A
Câu 2: Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều được chia làm mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Đáp án đúng là: B
Câu 3: Mã Giám Sinh được miêu tả trong bài là con người như thế nào?
A. Tính cách bản chất con buôn lọc lõi, trắng trợn, xấu xa được bộc lộ
B. Cử chỉ, hành động, lời nói của tên buôn người
C. Sự giả dối từ lí lịch, cho tới lý do mua Kiều, thậm chí còn cò kè bớt xén thể hiện bản chất bất nhân
D. Cả A và C
Đáp án đúng là: D
Câu 4: Nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích được khắc họa như thế nào?
A. Cuộc đời Thúy Kiều cô gái tài hoa bạc mệnh, chuỗi những ngày đau đớn
B. Hình ảnh Thúy Kiều hiện lên tiều tụy, tội nghiệp, bước đi đẫm lệ, trong lòng đầy đau đớn
C. Nỗi đau bị hạ thấp, bị chà đạp, nỗi đau gia đình gặp nạn, nỗi lo lắng cho số phận của mình sắp tới
D. Cả B và C
Đáp án đúng là: D
Câu 5: Tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài?
A. Thương xót, cảm thông trước số phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị chà đạp
B. Vạch trần thực trạng của xã hội đồng tiền đổi trắng thay đen
C. Tố cáo bọn buôn người bất nhân, hám lợi
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án đúng là: D
Câu 6: Nghệ thuật độc đáo, đặc sắc nhất của đoạn trích thể hiện qua việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại khắc họa tính cách nhân vật, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án đúng là: A
Câu 7: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều?
A. Thể hiện tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Kiều
B. Nói lên nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của Kiều
C. Nói lên tâm trạng buồn bã, lo âu của Kiều
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án đúng là: D
Câu 8: Qua nỗi nhớ của Kiều được thể hiện trong đoạn trích ta thấy Kiều là người thế nào?
A. Người tình chung thủy
B. Là con người hiếu thảo
C. Là người có tấm lòng vị tha
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án đúng là: D
Câu 9: Nhận định nào đúng và đầy đủ nhất những thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 8 câu thơ cuối?
A. Tả cảnh ngụ tình
B. Lặp cấu trúc
C. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Đáp án đúng là: D
Câu 10: Tác dụng của việc nhắc lại 4 lần cụm từ “buồn trông” trong 8 câu thơ cuối là gì?
A. Nhấn mạnh những hoạt động khác nhau của Kiều
B. Tạo âm hưởng trầm buồn cho các câu thơ
C. Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Kiều
D. Nhấn mạnh sự ảm đạm của cảnh vật thiên nhiên
Đáp án đúng là: C
Câu 11: Hai câu thơ cuối bài: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh- Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” nói lên tâm trạng gì của Kiều?
A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương
B. Buồn nhớ người yêu
C. Xót xa cho duyên phận lỡ làng
D. Lo sợ cho cảnh ngộ của chính mình
Đáp án đúng là: D