Trang chủ > Lớp 9 > 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 9 > Trắc nghiệm: Ánh trăng - Ngữ văn 9

Trắc nghiệm: Ánh trăng - Ngữ văn 9

Câu 1: Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn nào?

A. Thời kì kháng chiến chống Pháp

B. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ

C. Thời kì cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ

D. Sau 1975

Đáp án đúng là: B

Câu 2: Ánh trăng là bài thơ được viết cùng thể loại với bài thơ nào sau đây?

A. Cảnh khuya

B. Đập đá ở Côn Lôn

C. Lượm

D. Đêm nay Bác kg ngủ

Đáp án đúng là: C

Câu 3: Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua bài thơ?

A. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết

B. Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc

C. Thể hiện khát vọng và niềm tin thắng giặc Mĩ

D. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống chiến đấu của cha ông

Đáp án đúng là: C

Câu 4: Bài thơ đề cập tới hai khoảng thời gian: “hồi nhỏ, hồi chiến tranh” và “hồi về thành phố”. Em có nhận xét gì, về những sự việc xảy ra trong hai khoảng thời gian đó?

A. Giống nhau

B. Trái ngược nhau

Đáp án đúng là: B

Câu 5: Nội dung của khổ thơ sau là gì?

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

A. Nói về những kỉ niệm trong tuổi thơ

B. Hình ảnh vầng trăng là người tri kỉ trong quá khứ

C. Hình ảnh vầng trăng khi tác giả sống với đồng

D. Hình ảnh vầng trăng gắn bó với người lính như người tri kỉ từ khi nhỏ, trong chiến đấu

Đáp án đúng là: D

Câu 6: Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?

A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình

B. Biết được giá trị của người nào đó

C. Người có hiểu biết rộng

D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình

Đáp án đúng là: A

Câu 7: Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?

A. Nói

B. Bảo

C. Thấy

D. Nghĩ

Đáp án đúng là: D

Câu 8: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau?

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Nói quá

D. Liệt kê

Đáp án đúng là: B

Câu 9: Từ “vô tình” có những lớp nghĩa nào?

A. Không có tình nghĩa, không có tình cảm

B. Không chủ ý, không cố ý

C. Không có tội tình gì

D. Cả A và B đều đúng

Đáp án đúng là: A

Câu 10: Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” đặc trưng cho điều gì?

A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy

B. Hình ảnh ánh trăng đẹp đẽ, vẹn nguyên tình nghĩa không phải mờ

C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn

D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng

Đáp án đúng là: B

Câu 11: Nhận định không phù hợp với ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng?

A. Biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát

B. Biểu tượng trong quá khứ tình nghĩa

C. Biểu tượng vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống

D. Biểu tượng của sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ

Đáp án đúng là: D

Câu 12: Tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ là gì?

A. Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn trong đầy, bất diệt

B. Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn còn cuộc đời con người thì hữu hạn

C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người

D. Cuộc sống vật chất dù đầy đủ cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt

Đáp án đúng là: A

Câu 13: Nhận định nói đúng nhất vấn đề về thái độ của con người mà bài thơ đặt ra?

A. Thái độ đối với quá khứ

B. Thái độ với con người đã khuất

C. Thái độ đối với chính mình

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án đúng là: D

Câu 14: Thái độ và bài học tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ?

A. Thái độ đối với quá khứ

B. Thái độ với những người đã khuất

C. Thái độ với chính mình

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng là: D