Trang chủ > Lớp 8 > Giải BT Lịch sử 8 (ngắn nhất) > Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) (LS 8 Bài 20)

Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) (LS 8 Bài 20)

Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)

Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 20 trang 99: Em hãy kể tên các phong trào đấu tranh của các nước châu Á.

Trả lời:

Tên nước Phong trào đấu tranh
Trung Quốc Phong trào Ngũ tứ (1919)
Mông Cổ Cách mạng nhân Mông Cổ (1921-1924), thành lập nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ.
Đông Nam Á Phong trào độc lập lan rộng khắp các nước.
Việt Nam Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ.
Ấn Độ Các cuộc bãi công của công nhân và khởi nghĩa nông dân diễn ra mạnh mẽ.
Thổ Nhĩ Kì 1919-1922: Chiến tranh giải phóng dân tộc thắng lợi, thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì.

Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 20 trang 100: Em hãy chủ ra một vài nét nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

- Giai cấp công nhân tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập và ở một số nước công nhân đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.

- Phong trào đấu tranh ở một số nước đã có tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản như ở Trung Quốc, Việt Nam,...

Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 20 trang 100: Khẩu hiệu đấu tranh của Phong trào Ngũ tứ có điểm gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong Cách mạng Tân Hợi (1911)?

Trả lời:

- Khẩu hiệu của Phong trào Ngũ tứ: “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “Phế bỏ hiệp ước 21 điều”

+ Mang tính chất chống cả đế quốc và phong kiến.

+ So với cách mạng Tân Hợi 1911, thì phong trào Ngũ tứ có tiến bộ hơn vì cách mạng Tân Hợi trước đó chỉ mang tính chất chống phong kiến "Đánh đổ Mãn Thanh".

Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 20 trang 101: Sự thành lập của các đảng cộng sản có tác động thế nào đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á?

Trả lời:

- Giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Đông Nam Á.

- Phong trào đấu tranh đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sẽ có những mục tiêu rõ ràng, chấm dứt các phong trào đấu tranh lẻ tẻ, tự phát.

Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 20 trang 102: Phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á có điểm gì mới ở đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

- Trước đây mới chỉ xuất hiện các nhóm, phái hoặc các hội do những nhà yêu nước sáng lập.

- Giai đoạn này xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như: Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi tự do ở Mã Lai.

Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 20 trang 102: Hãy nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương?

Trả lời:

- Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương diễn ra sôi nổi, liên tục.

- Đấu trang vũ trang là chủ yếu, diễn ra dưới nhiều hình thức.

- Mục tiêu để chống lại thực dân Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng còn lẻ tẻ, tự phát.

- Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản được thành lập, lãnh đạo cách mạng.

Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 20 trang 103: Trình bày diễn biến của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a?

Trả lời:

- Phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan, giành độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi.

- Năm 1926-1927, khởi nghĩa đã bùng nổ ở một số đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra do Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a lãnh đạo => đều bị đàn áp.

- Quần chúng nhân dân ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Xu-các-nô - lãnh tụ của Đảng Quốc dân đứng đầu, tiếp tục đấu tranh.

Câu hỏi Lịch Sử 8 bài 20 trang 103: Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ đến như vậy?

Trả lời:

- Sau chiến tranh, do chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân khiến cho đời sống nhân dân các nước thuộc địa ở châu Á cực khổ.

- Năm 1917, do có tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ phong trao giải phóng dân tộc ở châu Á.

Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 20 trang 103: Trình bày diễn biến của Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939?

Trả lời:

- Ngày 4-5-1919: Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ.

- Tháng 7-1921: Thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc

- Năm 1926-1927: Chiến tranh cách mạng lật đổ nhiều tập đoàn quân phiệt đang thống trị ở Trung Quốc.

- Năm 1927 - 1937: Nội chiến lật đổ nền thống trị phản động của Quốc dân đảng.

- Tháng 7-1937: thời kì Quốc - Cộng hợp tác chống Nhật.

Câu hỏi Lịch Sử 8 bài 20 trang 103: Hãy nêu đánh giá của em về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Trả lời:

- Phong trào diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và lan rộng ra nhiều khu vực.

- Hình thức phong phú.

- Trong quá trình đấu tranh, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

- Đảng Cộng sản ra đời giữ vai trò lãnh đạo cách mạng ở nhiều nước.

- Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển.

Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 20 trang 103: Em hãy lập bảng thống kê về các phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

Trả lời:

Tên nước Thời gian Phong trào đấu tranh
Trung Quốc 1-5-1919 Phong trào Ngũ tứ
1937 Quốc – Cộng hợp tác chống Nhật
Mông Cổ 1921-1924 Cuộc cách mạng nhân dân
Ấn Độ Các cuộc bãi công của công nhân và khởi nghĩa nông dân diễn ra mạnh mẽ.
Thổ Nhĩ Kì 1919-1922 Chiến tranh giải phóng dân tộc thắng lợi, thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì.
Lào 1901-1936 Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Cam-ma-đam
Cam-pu-chia 1930-1935 Các cuộc đấu tranh yêu nước liên tiếp nổ ra
Việt Nam 1930-1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh
In-đô-nê-xi-a 1926-1927 Khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ-ra