Ấn Độ thế kỉ 18 - Đầu thế kỉ 20 (LS 8 bài 9)
Bài 9: Ấn Độ thế kỉ 18 - Đầu thế kỉ 20
Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 9 trang 56: Quan sát bảng thống kê (SGK trang 56), nêu nhận xét cảu em gì về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ?
Trả lời:
- Bảng thống kê cho thấy số lượng xuất khẩu tăng nhanh, đồng thời số người chết đói cũng tăng lên rất nhiều.
- Thể hiện rõ chính sách thống trị của thực dân Anh hết sức tàn bạo.
+ Ra sức bóc lột, vơ vét hết của nhân dân Ấn Độ.
+ Đời sống nhân dân rơi vào túng thiếu, bần cùng. Số người chết đói cũng rất nhiều.
Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 9 trang 58: Nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859).
Trả lời:
- Ngày 10 - 5 - 1857,60 nghìn binh lính Xi-pay đã nổi dậy đấu tranh vũ trang chống thực dân Anh, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ân Độ.
- Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số các thành phố lớn.
- Cuộc khởi nghĩa tiếp tục duy trì được 2 năm thì bị thực dân Anh đàn áp khốc liệt.
Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 9 trang 58: Trình bày những hậu quả thống trị của Anh ở Ấn Độ.
Trả lời:
- Sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ bị cản trở.
- Đời sống nhân dân nghèo khổ, túng bần, số người chết đói gia tăng.
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh trở nên sâu sắc.
=> Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ nổ ra để chống lại ách thống trị hà khắc của thực dân Anh.
Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 9 trang 58: Thành lập Đảng Quốc đại nhằm mục tiêu đấu tranh gì?
Trả lời:
Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh giành quyền tự trị và phát triển kinh tế dân tộc.
Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 9 trang 58: Em hãy lập bảng niên biểu về phong trào chống Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
Trả lời:
Thời gian | Phong trào đấu tranh | Kết quả |
1857-1859 | Khởi nghĩa binh lính Xi-pay | Thất bại |
1875-1885 | Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ | Thất bại |
1905 | Phong trào biểu tình chống chính sách “chia để trị” của Anh với xứ Ben-gan | Bị đàn áp |
7-1908 | Bãi công ở Bom-bay | Thất bại |