Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ 19 (LS 8 Bài 27)
Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ 19
Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 27 trang 132: Nguyên nhân bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là do đâu?
Trả lời:
- Kinh tế nông nghiệp bị sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì gặp vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm => nhân dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.
Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 27 trang 133: Kể tên các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX.
Trả lời:
- Các cuộc khởi nghĩa của người Thượng, Khơ me, Xtiêng ở Nam Kì.
- Phong trào đấu tranh của người thiểu số diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao (người Mường) và Cầm Bá Thước (người Thái) lãnh đạo ở miền Trung
- Ở Tây Nguyên, các tù trưởng như Nơ-tranạ Ciư. Ama Con, Ama Giư-hao... đã kêu gọi nhân dân chiến đấu suốt từ năm 1889 đến năm 1905.
- Ở vùng Tây Bắc:
+ Đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,... đã tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Vãn Giáp, lập căn cứ kháng Pháp ở Lai Châu. Sơn La và hoạt động mạnh trên lưu vực sông Đà....
+ Cuộc đấu tranh của người Thái do Đèo Văn Trì, Nông Văn Quang, Cầm Văn Thanh lãnh đạo.
+ Cuộc đấu tranh của đồng bào Thái ở Sơn La.
+ Cuộc đấu tranh của đồng bào Mông ở Hà Giang.
- Ở Đông Bắc Bắc Kì, bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa, tiêu biểu nhất là đội quân của Lưu Kì.
Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 27 trang 133: So sánh những điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Trả lời:
Các cuộc khởi nghĩa cùng thời | Khởi nghĩa Yên Thế | |
Mục tiêu | Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc. | Tự vệ, bảo vệ quyền lợi, đòi cuộc sống ấm no, giữ đất giữ làng. |
Lãnh đạo | Văn thân, sĩ phu | Nông dân |
Lực lượng tham gia | Đông đảo các tầng lớp | Nông dân |
Tính chất | Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến | Là phong trào nông dân mang tính tự phát. |
Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 27 trang 133: Nêu nhận xét của em về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX?
Trả lời:
- Ở vùng trung du và miền núi, phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ kịp thời, phát triển mạnh mẽ, kéo dài.
- Phong trào diễn ra và lan rộng khắp: Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên, Tây Bắc.
- Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
- Hoạt động riêng lẻ và thiếu sự liên kết với nhau nên dễ bị tiêu diệt.