Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (LS 8 Bài 17)
Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 17 trang 88: Nhìn vào bảng thống kê (SGK - trang 88), hãy nêu nhận xét của em về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức?
Trả lời:
- Những năm 1920-1929, sản lượng than, thép ở Anh, Pháp, Đức tăng lên nhanh chóng.
- Sự phát triển không đồng đều nhau giữa các nước, Đức là nước có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất.
Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 17 trang 90: Nhìn vào sơ đồ (SGK - trang 90), hãy nêu nhận xét của em về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929 -1931?
Trả lời:
- Anh: sản lượng thép sụt giảm nhanh chóng.
- Liên Xô: sản xuất thép tăng trưởng nhanh.
Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 17 trang 90: Chỉ ra những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức.
Trả lời:
- Khủng hoảng kinh tế đã gây thiệt hại nặng nề nền kinh tế nước Đức: Sản xuất công nghiệp giảm sút, nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa, nạn thất nghiệp tăng,...
- Mâu thuẫn xã hội dâng cao, đấu tranh giai cấp diễn ra mạnh mẽ.
- Ngày 4/1/1933: Hít - le lên làm thủ tướng, biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh.
Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 17 trang 92: Tại sao nhân dân Pháp lại đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp?
Trả lời:
- Nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít do:
+ Đảng Cộng sản Pháp kịp thời phát động quần chúng đấu tranh.
+ Thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít, trong đó có nhiều đảng phái chính trị tham gia.
+ Mặt trận công bố chương trình tranh cử đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.
+ Kết quả trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi.
Câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 17 trang 92: Trình bày tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 đến 1929
Trả lời:
- Trong những năm 1918-1923, các nước ở châu Âu kể cả thắng trận hay thất bại đều bị suy sụp về kinh tế.
- Một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước châu Âu trong những năm 1918-1923 (điển hình là ở Đức) đe dọa nền thống trị của tư sản.
- Từ 1924-1929, Chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố thêm nền thống trị.
- Kinh tế các nước tư bản từng bước phục hồi và phát triển nhanh chóng.
Câu hỏi Lịch Sử 8 bài 17 trang 92: Chỉ ra những đóng góp của Quốc tế cộng sản cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 -1943?
Trả lời:
- Quốc tế Cộng sản đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.
- Trước nguy cơ phát triển của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã chỉ đạo thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.
=> Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
Câu hỏi Lịch Sử 8 bài 17 trang 92: Chỉ ra những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã để lại đối với các nước tư bản châu Âu?
Trả lời:
- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế, kéo lùi sức sản xuất...
- Xã hội: đời sống nhân dân rơi vào nghèo khổ, nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
- Chính trị: chủ nghĩa phát xít được hình thành và nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, Ý, Nhật Bản).
Câu hỏi Lịch Sử 8 bài 17 trang 92: Tại sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp.
Trả lời:
- Ở Đức:
+ Giai cấp tư sản dung dưỡng cho sự hình thành chủ nghĩa phát xít, đưa Hít-le lên cầm quyền.
+ Phong trào cách mạng không đủ sức để đẩy lùi chủ nghĩa phát xít.
- Ở Pháp:
+ Đảng Cộng sản Pháp kịp thời phát động quần chúng đấu tranh.
+ Thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít, bao gồm nhiều đảng phái chính trị tham gia.
+ Mặt trận công bố chương trình tranh cử đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, đã giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử 5-1936.