Trang chủ > Lớp 8 > Giải BT Công nghệ 8 > Bài 6. Bản vẽ các khối tròn xoay - Giải BT Công nghệ 8

Bài 6. Bản vẽ các khối tròn xoay - Giải BT Công nghệ 8

Bài 6. Bản vẽ các khối tròn xoay

Trả lời câu hỏi Bài 6 trang 23 Công nghệ 8: Các em có hiểu cách mà các đồ vật đó được sản xuất không?

Bài giải:

Các vật thể có dạng tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quay đường cố định (trục quay) của hình.

Trả lời câu hỏi Bài 6 trang 23 Công nghệ 8: Điền vào chỗ... các cụm từ sau: hình tam giác vuông, nửa hình tròn, hình chữ nhật vào các mệnh đề sau đây để mô tả cách tạo thành các khối: hình trụ, hình nón, hình cầu.

a) Khi quay... (hình chữ nhật) một vòng quanh một cạnh cố định, ta được hình trụ (h6.2a).

b) Khi quay... (hình tam giác vuông) một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón (h6.2b).

c) Khi quay... (nửa hình tròn) một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu (h6.2c).

Em hãy kể một số vật thể có dạng các khối tròn xoay mà em biết?

Bài giải:

Một số vật thể có dạng các khối tròn xoay mà em biết như: Quả bóng, Trái đất, Nón lá, Lon bia, quả tenis, ...

Trả lời câu hỏi Bài 6 trang 24 Công nghệ 8: Hãy đọc bản vẽ hình chiếu của hình trụ (h6.3), hình nón (6.4), hình cầu (6.5) và trả lời những câu hỏi sau:

a) Mỗi hình chiếu có hình dạng như thế nào? (tam giác cân, hình chữ nhật, hình tròn).

b) Mỗi hình chiếu thể hiện kích thước nào của khối tròn xoay? (đường kính, chiều cao) (bằng cách điền các cụm từ trong ngoặc đơn vào bảng 6.1,6.2,6.3)

Bài giải:

Bảng 6.1

Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Hình chữ nhậtChiều cao h, đường kính đường tròn đáy d
BằngHình tròn
CạnhHình chữ nhật

Bảng 6.2

Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Hình tam giác cânChiều cao từ đỉnh tới đáy h, đường kính đường tròn đáy d
BằngHình tròn
CạnhHình tam giác cân

Bảng 6.3

Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Hình tròn Đường kính hình cầu d
BằngHình tròn
CạnhHình tròn

Câu 1 trang 25 Công nghệ 8: Hình trụ được hình thành như thế nào? Nếu mặt đáy của hình trụ được đặt song song với mặt phẳng của hình chiếu cạnh, thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh sẽ có hình dạng như thế nào?

Bài giải:

- Hình trụ được tạo thành khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định.

- Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh, thì hình chiếu đứng là hình chữ nhật và hình chiếu cạnh có hình tròn.

Câu 2 trang 25 Công nghệ 8: Hình nón được hình thành như thế nào? Nếu mặt đáy của hình nón được đặt song song với mặt phẳng của hình chiếu cạnh, thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh sẽ có hình dạng như thế nào?

Bài giải:

- Hình nón là hình được tạo thành khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định.

- Nếu đặt mặt đáy của hình nón song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh, thì hình chiếu đứng là hình tam giác cân và hình chiếu cạnh có hình tròn.

Câu 3 trang 25 Công nghệ 8: Hình cầu được hình thành như thế nào? Hình chiếu của hình cầu có đặc điểm gì?

Bài giải:

- Hình cầu là hình được tạo thành khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định.

- Các hình chiếu của hình cầu đều là hình tròn.

Bài tập trang 26 Công nghệ 8: Cho các bản vẽ hình chiếu 1,2,3,4 của các vật thể (h6.6).

a) Em hãy đọc các bản vẽ để xác định hình dạng của các vật thể đó.

b) Đánh dấu (x) vào ô thích hợp của bảng 6.4 để chỉ rõ sự tương quan giữa các vật thể A, B, C, D (h6.7) với các bản vẽ các hình chiếu 1,2,3,4 (h6.6).

Bài giải:

a) Với bản vẽ hình chiếu 1 ta vẽ được vật thể:

Bài tập trang 26 Công nghệ 8 ảnh 1

Với bản vẽ hình chiếu 2 ta vẽ được vật thể:

Bài tập trang 26 Công nghệ 8 ảnh 2

Với bản vẽ hình chiếu 3 ta vẽ được vật thể:

Bài tập trang 26 Công nghệ 8 ảnh 3

Với bản vẽ hình chiếu 4 ta vẽ được vật thể:

Bài tập trang 26 Công nghệ 8 ảnh 4

c) Bảng 6.4:

Bài tập trang 26 Công nghệ 8 ảnh 5