Bài 27. Mối ghép động - Giải BT Công nghệ 8
Bài 27. Mối ghép động
Trả lời câu hỏi Bài 27 trang 92 Công nghệ 8: Sau khi quan sát quá trình mở ghế xếp ở hình 27.1, hãy cho biết ghế xếp bao gồm bao nhiêu chi tiết và cách chúng được ghép với nhau như thế nào?
Bài giải:- Ghế xếp gồm 4 chi tiết và chúng được ghép với nhau bởi khớp quay.
Trả lời câu hỏi Bài 27 trang 93 Công nghệ 8: Sau khi quan sát cấu tạo của khớp tịnh tiến ở hình 27.3, chúng ta tiến hành hoàn thành các câu sau... ?
Bài giải:- Mối ghép pít-tông (h27.3) có mặt tiếp xúc là: Mặt trụ tròn và ống tròn
- Mối ghép sống trượt - rãnh trượt có mặt tiếp xúc là mặt sống trượt và rãnh trượt
Trả lời câu hỏi Bài 27 trang 95 Công nghệ 8: Trong chiếc xe đạp của em, khớp nào là khớp quay?
Các khớp ở giá gương xe máy, cần ăng ten có được coi là khớp quay không? Giải thích vì sao?
Bài giải:- Trong chiếc xe đạp khớp quay là: cổ xe đạp, bàn đạp, trục 2 bánh xe đạp, líp xe đạp.
- Các giá gương xe máy, cần ăng ten không được coi là khớp quay vì:
+ Giá gương xe máy là khớp cầu.
+ Cần ăn ten là khớp quay.
Câu 1 trang 95 Công nghệ 8: Khớp động là gì? Nêu công dụng của khớp động?
Bài giải:- Khớp động là tại đó các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau.
- Công dụng của khớp động: mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.
Câu 2 trang 95: Khớp động có mấy loại? Nêu ví dụ mỗi loại?
Bài giải:Khớp động có 2 loại thường gặp, đó là khớp tịnh tiến và khớp quay
Ví dụ:
- Khớp tịnh tiến: Pít-tông, xilanh, bơm kim tiêm, cửa đẩy ra vào
- Khớp quay là bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện.
Câu 3 trang 95 Công nghệ 8: Em hãy nêu cấu tạo và công dụng của khớp quay.
Bài giải:- Cấu tạo của khớp quay gồm có: ổ trục, bạc lót, trục.
- Công dụng của khớp quay: Tạo chuyển động quay tương đối giữa các chi tiết.
Ví dụ: Xe máy, bản lề cửa, xe đạp, quạt điện,...