Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 8: Khoan dung - GDCD 7
A. Những nội dung chính cùa bài Khoan dung
I. Khái quát nội dung câu chuyện
- Thái độ của Khôi: Lúc đầu: Đứng dậy, nói to.
- Cô Vân: Đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ tái, rơi phấn, xin lỗi học sinh, cô tập viết. Sau đó: Cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin lỗi cô.
- Cô Vân kiên trì, có lòng khoan dung, độ lượng.
=> Ý nghĩa: Thầy cô giáo là người đã truyền đạt cho mình những tri thức và giáo dục đạo đức cho mình nên người vì vậy chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn thầy cô. Trong cuộc sống, không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác và biết chấp nhận và tha thứ cho người khác.
II. Nội dung bài học
2.1 Khái niệm:
- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác.
- Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
Nhà nước khoan hồng với các tội phạm cải tạo tốt.
2.2 Rèn luyện để có lòng khoan dung
- Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.
- Cư xử chân thành, cởi mở.
- Tôn trọng cá tính, thói quen, sở thích của người khác.
2.3. Ý nghĩa
- Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.
- Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến và tin cậy.
- Quan hệ của mọi người trở nên thoải mái, lành mạnh, dễ chịu.
B. Trắc nghiệmCâu 1: Câu tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại nói về điều gì?
A. Lòng biết ơn.
B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lòng khoan dung.
Đáp án đúng là: D
Câu 2: Trong kỳ thi học kì I, D đã sử dụng tài liệu và đã bị thầy cô phát hiện. Sau đó D bị đánh dấu bài và lớp bị hạ thi đua. Trong trường hợp này theo em cô giáo chủ nhiệm và các bạn nên ứng xử như thế nào?
A. Xa lánh bạn D.
B. Phạt thật nặng bạn D để lần sau bạn không tái phạm.
C. Đề nghị với nhà trường cho bạn D chuyển lớp.
D. Khoan dung với D và cho D có cơ hội sửa sai.
Đáp án đúng là: D. Khoan dung với D và cho D có cơ hội sửa sai.
Câu 3: Biểu hiện của khoan dung là?
A. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn.
B. Nhường nhịn bạn bè và các em nhỏ.
C. Góp ý giúp bạn sửa sai.
D. Cả A, B, C.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D.
Khoan dung là bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn; nhường nhịn bạn bè và các em nhỏ; góp ý giúp bạn sửa sai.
Câu 4: Đối lập với khoan dung là?
A. Chia sẻ.
B. Hẹp hòi, ích kỉ.
C. Trung thành.
D. Tự trọng.
Đáp án đúng là B. Hẹp hòi, ích kỉ.
Câu 5: Biểu hiện của hẹp hòi, ích kỉ là?
A. Hay chê bai người khác.
B. Trả thù người khác.
C. Đổ lỗi cho người khác.
D. Cả A, B, C.
Đáp án đúng là: D
Câu 6: Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào?
A. Ông B là người khoan dung.
B. Ông B là người khiêm tốn.
C. Ông B là người hẹp hòi.
D. Ông B là người kỹ tính.
Đáp án đúng là: C
Câu 7: Tôn trọng và thông cảm, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm được gọi là?
A. Đoàn kết.
B. Tương trợ.
C. Khoan dung.
D. Trung thành.
Đáp án đúng là: C. Khoan dung
Câu 8: Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
B. Mọi người tôn trọng, quý mến.
C. Mọi người trân trọng.
D. Mọi người xa lánh.
Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
Đáp án đúng là: A
Câu 9: Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào?
A. Hòa nhập với mọi người xung quanh.
B. Hợp tác với mọi người xung quanh.
C. Mọi người yêu quý.
D. Lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
Đáp án đúng là: D
Câu 10: Một lần bạn H để quên cuốn nhật ký ở trong ngăn bàn, bạn D rất tò mò nên đã mở ra xem. Biết D đọc trộm cuốn nhật ký của mình H đã rất giận và đã to tiếng mắng D, còn D thì liên tục xin lỗi H. Để 2 bạn D và H làm hòa với nhau theo em nên làm như thế nào?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Nói với cô giáo để cô xử lí.
C. Xui bạn H không chơi với D nữa vì D rất xấu tính.
D. Đứng ra làm hòa khuyên bạn H tha lỗi cho D và nhắc nhở bạn D lần sau không được tái phạm vì đó thuộc quyền riêng tư của mỗi người.
Đáp án đúng là: D