Trang chủ > Lớp 7 > Lý thuyết & 180 câu trắc nghiệm GDCD 7 > Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 4: Đạo đức và kỷ luật - GDCD 7

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 4: Đạo đức và kỷ luật - GDCD 7

A. Những nội dung chính cùa bài Đạo đức và kỷ luật:

I. Khái quát nội dung câu chuyện

- Hùng là người cẩn thận trong công việc

+ Thực hiện nghiêm ngặt quy định bảo hộ lao động.

+ Muốn chặt cây cần phải khảo sát từng cây, ghi số vào các cây…

- Hùng là người tận tụy trong công việc, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

+ Vào mùa mưa bão, anh túc trực 24/24.

+ Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn nguy hiểm.

+ Làm việc suốt ngày đêm trong mưa rét, quần áo ướt sũng khắc phục hậu quả, giải phóng mặt đường.

=> Ý nghĩa: Công việc nào cũng cần phải tuân thủ theo kỉ luật và đòi hỏi lòng yêu nghề. Tính kỉ luật trong công việc giúp cho mỗi người làm việc hiệu quả, đạt chất lượng cao.

II. Nội dung bài học

2.1 Khái niệm

- Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.

Ví dụ: Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, trồng cây gây rừng…

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 4: Đạo đức và kỷ luật ảnh 1

Trồng rừng thể hiện cách con người ứng xử với thiên nhiên, chống xói mòn.

- Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất về hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.

Ví dụ: không sử dụng tài liệu trong khi thi cử, không uống rượu bia khi tham gia giao thông,...

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 4: Đạo đức và kỷ luật ảnh 2

Vi phạm an toàn giao thông là vi phạm kỉ luật.

2.2 Mối quan hệ đạo đức và kỉ luật: Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. Sống có kỉ luật là biết tự trọng, tôn trọng người khác.

2.3 Ý nghĩa của Đạo đức và kỉ luật:

- Khi tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng, quý mến.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Hành động nào vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?

A. Không nói leo trong giờ học.

B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

C. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.

D. Cả A, B, C.

Đáp án đúng là: D

Câu 2: Trên đường đi học về em thấy có vụ tai nạn giao thông trong đó có 1 bé bị thương nặng, 2 người thương nhẹ. Tuy nhiên con đường rất vắng vẻ, xe của 2 người va chạm vào nhau đều đã bị hỏng không đi được. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Giúp đỡ họ, lấy xe của mình đèo bé đến viện.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đạp xe thật nhanh về nhà.

D. Đứng lại xem sau đó đạp xe về nhà.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 3: Hành động nào là biểu hiện của đạo đức?

A. Ủng hộ người nghèo.

B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.

C. Tuyên truyền về an toàn giao thông.

D. Cả A, B, C.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 4: Hành động nào là biểu hiện của kỉ luật?

A. Đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy.

B. Không hút thuốc lá tại cây xăng.

C. Không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

D. Cả A, B, C.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 5: "Đạo đức là những … của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện? ". Trong dấu “…” đó là?

A. Quy chế và cách ứng xử.

B. Nội quy và cách ứng xử.

C. Quy định và chuẩn mực ứng xử.

D. Quy tắc và cách ứng xử.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C. Quy định và chuẩn mực ứng xử.

Câu 6: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là?

A. Nội quy chung.

B. Quy tắc chung.

C. Quy chế chung.

D. Quy định chung.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D. Quy định chung.

Câu 7: Việc cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện điều gì?

A. Tính đạo đức và tính kỉ luật.

B. Tính Trung thực và thẳng thắn.

C. Tính răn đe và giáo dục.

D. Tính tuyên truyền và giáo dục.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A. Tính đạo đức và tính kỉ luật.

Câu 8: Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Không có mối quan hệ với nhau.

B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật không quan trọng.

C. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức không quan trọng.

D. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Câu 9: "Người có đạo đức là người …và người chấp hành tốt kỉ luật là người …. " Trong dấu "…" đó là?

A. Tự giác tuân thủ kỷ luật và có đạo đức.

B. Có ý thức và trách nhiệm.

C. Có văn hóa và trách nhiệm.

D. Tự giác tuân thủ nội quy và quy chế.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A.

"Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỷ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức."

Câu 10: Vào lúc rảnh rỗi, D dành 1 phần thời gian để giúp đỡ mẹ việc nhà và 1 phần thời gian để học tập trau dồi thêm kiến thức. Việc làm của D cho thấy D là người như thế nào?

A. D là người có lòng tự trọng.

B. D là người có đạo đức và kỉ luật.

C. D là người sống giản dị.

D. D là người trung thực.

Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B. D là người có đạo đức và kỉ luật.