Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa - trang 25 Bài tập tình huống GDCD 7
Bài 1 trang 25 Bài tập tình huống GDCD 7: Người cha đã biểu lộ tình yêu thương đối với con mình như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Tình yêu thương to lớn của người cha dành cho con được biểu lộ:
- Ba bù lấp khoảng thời gian mẹ vắng nhà bằng tất cả tình yêu thương, ba nấu ăn, làm món ăn mà con thích, xúc cơm và tắm cho con, làm ngựa để người con cõng, kể chuyện cổ tích và ru người con ngủ.
- Thứ 7, ba hay chở con đi ăn kem, xem xiếc, không hề mắng một lời khi con làm nhăn nheo áo ba và quần áo của con thì dính nhoe nhoét nước kem.
- Ba đã giấu sự đau đớn trong lòng để đánh con khi con nói dối ba. Rồi lại ân cần chăm sóc, làm lành vết tím bầm cho con.
Bài 2 trang 25
Câu hỏi: Tình cảm của người mẹ đối với con có gì đặc biệt?
Hướng dẫn trả lời:
Tình cảm của người mẹ đối với con đặc biệt ở chỗ: Mẹ không ân cần, nhẹ nhàng như những người mẹ khác. Mà người mẹ ở đây rất cứng rắn và nghiêm khắc với con. Chính sự cứng rắn, mạnh mẽ đó sẽ giúp người con trưởng thành hơn. Và khi nhận ra lỗi lầm của mình, người mẹ chủ động xin lỗi người con chứ không ngại ngần, chần chừ.
Bài 3 trang 25
Câu hỏi: Cả người cha và người mẹ có những hành động thể hiện tình cảm đối với con giống nhau ở chỗ nào?
Hướng dẫn trả lời:
Những hành động của người cha và người mẹ đều thể hiện sự yêu thương vô bờ bến, dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con của mình. Điều đặc biệt ở người cha, người mẹ đó là họ đều cứng rắn khi cần và nhẹ nhàng những lúc cần thiết. Khi con sai họ sẽ nghiêm khắc dạy bảo và chỉ ra lỗi lầm, còn những khi bình thường họ đều tìm cách để trao cho con tất cả sự yêu thương.
Bài 4 trang 26
Câu hỏi: Trước những thái độ nghiêm khắc nhưng yêu thương hết mực của cha và mẹ, tác giả - nhân vật "tôi" đã có suy nghĩ gì?
Hướng dẫn trả lời:
Trước những thái độ nghiêm khắc nhưng yêu thương hết mực của cha và mẹ, tác giả - nhân vật "tôi" lúc đầu cũng có chút giận dỗi nhưng sau đó càng trưởng thành hơn. Cụ thể:
- Tác giả không bao giờ nói dối cha mình nữa; bởi tình yêu thương đã đủ để chứng minh, đủ để tác giả ghi cốt rằng giữa cha và con không bao giờ được lừa dối nhau.
- Qua cách xin lỗi của mẹ, tác giải cũng hiểu rằng, chẳng bao giờ bố mẹ cố tình làm điều không tốt với ta và điều xin lỗi có thể được thể hiện ngay bằng lời nói nhưng cũng có thể là hành động. Tình cảm của cha, của mẹ là sự chân thật và rất riêng. Tình cảm đó đã nuôi dưỡng tác giả khôn lớn, trưởng thành mỗi ngày.
Bài 1 trang 26
Câu hỏi: Hiện nay ở nước ta có những gia đình gồm ông bà, cha mẹ, con cái (gọi là gia đình 3 thế hệ) và nhiều gia đình chỉ có cha mẹ, con cái (gọi là gia đình 2 thế hệ).
Có ý kiến cho rằng trong gia đình 3 thế hệ thì nếp sống gia đình văn hóa tốt hơn gia đình 2 thế hệ.
Em thử phân tích mối quan hệ giữa những người trong một gia đình 3 thế hệ và gia đình 2 thế hệ và cho biết ý kiến của em.
Hướng dẫn trả lời:
Với quan điểm của riêng em, em không đồng tình với ý kiến trên. Bởi, theo em, kể cả mối quan hệ giữa 3 thế hệ hay 2 thế hệ nhưng nếu không biết yêu thương, nhường nhịn, từng người trong gia đình không làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình thì đều không có tinh thần gia đình văn hóa. Nhưng nếu từng thành viên trong gia đình luôn biết yêu thương, làm theo lẽ phải, biết đứng trên cương vị của nhau để nhìn nhận mọi việc một cách khách quan thì dù sống 2 thế hệ hay 3 thế hệ thì đó cũng là gia đình văn hóa.
Bài 2 trang 26
Câu hỏi: Hãy ghi vào vở trường hợp nào sau đây em cho là gia đình có văn hóa và gia đình không có văn hóa:
Hướng dẫn trả lời:
Tình huống | Gia đình có văn hóa | Gia đình không có văn hóa |
1. Những người gần nhà ông Thái ở thôn Đông chưa bao giờ nghe thấy những tiếng quát tháo, cãi cọ nhau, mặc dù nhà ông đông người gồm bố, mẹ ông Thái, hai vợ chồng ông Thái và 3 người con. Người ta chỉ thấy những lời nói dịu dàng và tiếng cười. | x | |
2. Nhà chị Bích chỉ có 2 mẹ con ở nhà (chồng chị đi công tác xa), nhưng mỗi người một việc rất có nền nếp. Em Hoa – con chị Bích, sau giờ đi học về là giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, giặt giữ quần áo, thổi cơm... Vì vậy, nhà cửa lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp. | x | |
3. Thành và Thái là hai anh em, nhưng mỗi người một tính: Thành hay nổi khùng khi không vừa ý điều gì; Thái thì cái gì cũng cho mình đúng, không chịu thua ai. Có lần hai anh em đánh nhau chỉ vì tranh nhau quả bóng. | x |