Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT tình huống GDCD 7 > Bài 6: Tôn sư trọng đạo - trang 18 Bài tập tình huống GDCD 7

Bài 6: Tôn sư trọng đạo - trang 18 Bài tập tình huống GDCD 7

Bài 1 trang 18 Bài tập tình huống GDCD 7: Tác giả đã xa trường, xa lớp, xa cô giáo đã dạy mình. Vậy tác giả đã nghĩ về cô như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Tác giả đã nghĩ về cô qua các hình ảnh: tấm áo xanh đã bợt vai, mái tóc dài nhưng đã đốm bạc, hình ảnh cô giáo tất bật, những nét phấn đậm đà, những giọt mồ hôi vất vả của cô và nhớ cả những giây phút bình yên bên cô.

Bài 2 trang 18

Câu hỏi: Hình ảnh áo xanh bợt vai, tóc đốm bạc, dáng tất bật, nét chữ viết phấn trên bảng, giọt mồ hôi... của cô giáo đã nói lên điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

Chính những hình ảnh trên của cô giáo đã nói lên sự tâm huyết, những vất vả, những hi sinh lớn lao, cùng với sự yêu thương vô bờ bến dành cho những thế hệ học trò của mình.

Bài 3 trang 18

Câu hỏi: Nhớ những hình ảnh về cô giáo cũ, tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cô qua những câu thơ nào?

Hướng dẫn trả lời:

Khi nhớ những hình ảnh về cô giáo cũ, tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cô qua những câu thơ:

“ Mỗi khi em nhìn thấy

Lòng tự nhiên bồi hồi ”

“ Lớp sóng nào tha thiết

Luôn tìm về đất liền

Em muốn về lớp sóng

Về bên cô bình yên”

Bài 1 trang 18

Câu hỏi: Hãy ghi vào vở những hành vi dưới đây mà em cho là phù hợp với sự tôn kính hoặc không tôn kính.

Hướng dẫn trả lời:

Bài 1 trang 18 Bài tập tình huống GDCD 7 ảnh 1

Bài 2 trang 19

Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành động của cô giáo trẻ trên đây?

Hướng dẫn trả lời:

Hành động của cô giáo trẻ trong tình huống trên là một hành động thể hiện sự tôn kính, sự tôn sư trọng đạo đối với những người đi trước, những bậc tiền bối. Bình thường người ta nói "Tôn sư trọng đạo" là thể hiện đức tính của trò dành cho thầy, nhưng ở đây cùng là đồng nghiệp với nhau nhưng cô giáo cũng thể hiện sự tôn kính với thầy cô đã lớn tuổi hơn mình.