Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT tình huống GDCD 7 > Bài 4: Đạo đức và kỷ luật - trang 13 Bài tập tình huống GDCD 7

Bài 4: Đạo đức và kỷ luật - trang 13 Bài tập tình huống GDCD 7

Bài 1 trang 13 Bài tập tình huống GDCD 7

Câu hỏi: Nhân vật “tôi” tự kể về mình, em hãy tóm tắt chuyện sao cho dễ hiểu và dễ nhớ.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh có thể tóm tắt nội dung câu chuyện theo những ý chính sau:

- Thông tin về tác giả, nhân vật trong chuyện.

- Những thông tin về câu chuyện.

- Nét chính về câu chuyện, kết thúc câu chuyện.

Bài 2 trang 13

Câu hỏi: Qua lời kể của bản thân, tác giả có những biểu hiện nào thiếu tính đạo đức và thiếu tính kỉ luật.

Hướng dẫn trả lời:

Qua lời kể của bản thân, tác giả có những biểu hiện thiếu tính đạo đức và thiếu tính kỉ luật đó là: tuốt lá, bẻ cây, văng tục, đấm đá, cãi nhau và ganh tị với em, hô khẩu hiệu và không chịu lao động, chán nản, ỳ ra, đi học muộn, lạnh lùng với mọi người, làm việc một cách miễn cưỡng.

Bài 3 trang 13

Câu hỏi: Hậu quả (chỉ việc xấu) cuối cùng đã đến với nhân vật tôi như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Sau tất cả những việc xấu mà bản thân đã làm thì hậu quả đã đến với tác giả là: Lớp đã không bình bầu tiêu chuẩn học sinh xuất sắc cho tác giả, tác giả còn bị bạn bè xa lánh, thầy giáo không tin tưởng.

Bài 1 trang 13

Câu hỏi: Nếu là em, em sẽ xử lí tình huống trong chuyện như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Đặt vào trường hợp đó là em, em sẽ nhường ghế cho cụ già và mẹ con chị phụ nữ. Và đứng dậy, vui vẻ, không ngại ngần.

Bài 2 trang 13

Câu hỏi: Nếu em đứng lên hoặc không đứng lên nhường chỗ thì thuộc loại hành động gì? (Đạo đức hay kỉ luật)

Hướng dẫn trả lời:

Nếu em đứng lên hoặc không đứng lên nhường chỗ thì thuộc loại hành động kỉ luật. Bởi vì theo quy định ai đến trước thì được ngồi trước. Tuy nhiên, nó cũng thể hiện tính đạo đức, đó là văn hóa nhường nhịn và ưu tiên người già, trẻ nhỏ và những người có hoàn cảnh khó khăn.

Bài 3 trang 13

Câu hỏi: Theo em, ông A đang nghĩ gì? Ông có vi phạm đạo đức hay kỉ luật không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Theo em, ông A đang nghĩ nhà bà B bị mất trộm là do mình hôm qua nghe thấy tiếng động nhưng vẫn chủ quan, tiếp tục đi ngủ, thờ ơ như không phải chuyện nhà mình nên tên trộm mới có cơ hội ăn trộm xe máy nhà bà B.

Trong tình huống này, ông A có vi phạm đạo đức, do vì thờ ơ trước tiếng động lạ mà chủ quan đi ngủ tiếp. Lẽ ra ông nên cảnh giác, đi kiểm tra xem đó là tiếng động gì thì có lẽ nhà bà B đã không bị mất trộm.