Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT tình huống GDCD 7 > Bài 2: Trung thực - trang 8 Bài tập tình huống GDCD 7

Bài 2: Trung thực - trang 8 Bài tập tình huống GDCD 7

Bài 1 trang 8 Bài tập tình huống GDCD 7:

Câu hỏi: Qua câu chuyện trên, em thấy Dũng có nghiêm túc trong việc làm bài kiểm tra không? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó.

Hướng dẫn trả lời:

Trong tình huống trên Dũng là một người nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.

Vì: Dũng không chép bài của Nhi và nói thành thật với cô giáo: “Bài toán đố em không làm được ạ, nhưng em không nhìn bài của bạn, em xin hứa lần sau sẽ làm được”.

Bài 2 trang 8

Câu hỏi: Vì sao Dũng không làm được hết bài? Bạn Nhi ngồi cạnh Dũng đã nói gì?

Hướng dẫn trả lời:

Dũng đã không làm được bài toán đố vì bài toán đó khó so với khả năng của Dũng.

Bạn Nhi ngồi cạnh Dũng đã nói rằng: “Tớ làm ra rồi, chép đi, đây này”.

Bài 3 trang 8

Câu hỏi: Thái độ của Dũng như thế nào khi không làm được bài và trước những lời nói của Nhi?

Hướng dẫn trả lời:

- Dũng cảm thấy khá do dự, băn khoăn, loay hoay khi không làm được bài.

- Trước những lời nói của Nhi, Dũng vẫn im lặng, không trả lời.

Bài 1 trang 9

Câu hỏi: Tình huống nào sau đây thể hiện sự trung thực hoặc không trung thực? Hãy nghi vào vở!
Tình huống Trung thực Không trung thực
1. Bà Năm mỗi tháng bán được khoảng 5000m vải nhưng chỉ kê khai để nộp thuế có 4000m.
2. Tâm trót làm vỡ lọ hoa quý của bố. Trong khi đó con mèo ở gia đình cũng đã nhiều lần chạy, nhảy làm đổ vỡ nhiều thứ. Tâm định nói với bố mẹ là mèo làm vỡ lọ hoa đó. Nhưng khi bố mẹ về Tâm tự nhận là mình làm vỡ lọ hoa đó

Hướng dẫn trả lời:

Hành vi ở tình huống (1)không trung thực.

Hành vi ở tình huống (2)trung thực.

Bài 2 trang 9

Câu hỏi: Tìm những từ trái nghĩa với trung thực.

Hướng dẫn trả lời:

Những từ trái nghĩa với trung thực là: gian lận, dối trá, gian dối, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...