Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - trang 47 Bài tập tình huống GDCD 7
Bài 1 trang 47 Bài tập tình huống GDCD 7
Câu hỏi: Sau khi “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Sau khi “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Bác tuyên bố với thế giới rằng: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. "
Bài 2 trang 47
Câu hỏi: Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) tuyên bố trước thế giới:“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. ”
Em có suy nghĩ gì về lời tuyên bố trên?
Hướng dẫn trả lời:
Lời Tuyên ngôn ngày 2/9/1945 của Bác, trước hết đó là một lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn, đã kết tinh một cách sáng ngời những nội dung cơ bản của “Tuyên ngôn Độc lập”. Độc lập tự do là khát vọng, là ý chí của đất nước và con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Lời tuyên bố vang lên như một lời thề thiêng liêng làm chấn động lòng người. Dân tộc Việt Nam mang sức mạnh đại đoàn kết, triệu triệu con người Việt Nam kết thành một khối mà không một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục được. Dân tộc Việt Nam sẽ hi sinh thân mình để giữ nền độc lập tự chủ, tự cường này. Lời khẳng định ấy một lần nữa chứng minh sức mạnh của một dân tộc anh hùng, sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí sắt đá về độc lập tự do của dân tộc ta, của nhân dân ta.
Đây có thể được coi là bản tuyên ngôn thứ 3 trong lịch sử Việt Nam sau 2 bản tuyên ngôn là Nam quốc sơn hà và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Lời tuyên bố của Bác như mang cả hồn thiêng, sự kiêu hùng của đất nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng lòng yêu nước và sức mạnh chiến đấu thì chưa bao giờ nhỏ. Câu nói cũng giống như một lời nhắc nhở đến toàn thể người dân Việt Nam cần dốc lòng để bảo vệ những gì chính đáng thuộc về chúng ta, dùng cả sự sống để nuôi dưỡng sự lớn mạnh của tổ quốc.
Bài 1 trang 47
Câu hỏi: Em hãy cho biết cụ thể những mốc lịch sử đấu tranh, bảo vệ và xây dựng nước ta có liên quan đến những thời điểm ghi dưới đây:- Ngày 3 tháng 2 năm 1930.
- Ngày 19 tháng 8 năm 1945.
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
- Ngày 19 tháng 12 năm 1946.
- Ngày 7 tháng 5 năm 1954.
- Ngày 10 tháng 10 năm 1954.
- Ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Hướng dẫn trả lời:
Ngày 3 tháng 2 năm 1930 trở thành ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945 - Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 - Quốc khánh nước Việt Nam độc lập.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946 - Ngày toàn quốc kháng chiến.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954 - Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Ngày 10 tháng 10 năm 1954 - Giải phóng Thủ đô.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 - Ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước.
Bài 2 trang 47
Câu hỏi: Em hãy thể hiện bằng sơ đồ Các cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân.Hướng dẫn trả lời:
Sơ đồ Các cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân: